Những nguyên tắc cần biết khi thương lượng lương

những nguyên tắc mà bạn cần phải biết khi thương lượng lương và phúc lợi với các nhà tuyển dụng. Qua đó thì tôi hy vọng rằng là bạn sẽ có được một offer như ý trong hành trình tìm việc của mình ạ. Nguyên tắc đầu tiên mà bạn cần phải biết đấy là tạo thiện cảm với các chuyên viên nhân sự. Giám đốc nhân sự hay là bất kỳ ai có liên quan đến việc thương lượng offer với mình.

Khi tham gia ứng tuyển thì chúng ta thường cố gắng tạo thiện cảm với bất kỳ ai mà chúng ta thấy có liên quan đến quy trình tuyển dụng đúng không ạ? Trong đó có bộ phận nhân sự. Nhưng mà trên thực tế thì tôi đã thấy rất nhiều ứng viên sau khi đã vượt qua được vòng phỏng vấn với nhân sự rồi có được thiện cảm từ sếp trực tiếp tương lai và chắc chắn mình sẽ được tuyển dụng đã lơ là cái mối quan hệ với nhân sự, họ suy nghĩ rằng là nhân sự sẽ phải làm theo. Tùy chỉnh đó là làm theo sự chỉ đạo của cấp trên hay là từ sếp trực tiếp tương lai của họ. Tuy nhiên, đây thực sự là một sai lầm ạ. Đừng bao giờ đánh giá thấp vai trò của bộ phận nhân sự, đặc biệt là khi bạn chưa cầm offer trong tay và chưa đi làm.

Thông thường thì nhân sự sẽ đại diện cho công ty để thương lượng lương và phúc lợi với ứng viên. Lúc này, vai trò của họ có thể không còn quá nổi trội, thế nhưng mà vẫn rất là quan trọng nếu mà họ có cảm tình với bạn thì họ sẽ có thể cung cấp cho bạn những cái thông tin vô cùng giá trị.

Chẳng hạn, họ có thể cho bạn biết cái mức tối đa mà công ty có thể offer cho vị trí này hay là ngoài lương. Còn có những cái phúc lợi, những cái chế độ chính sách nào đặc biệt mà bạn có thể yêu cầu hay không? Ngược lại, nếu mà họ không thích bạn thì họ có thể gây ra rất nhiều khó khăn. Ngay cả cái thái độ của họ cũng có thể làm cho bạn vô cùng khó chịu ạ. Do vậy mà đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của sự yêu quý hay là thiện cảm từ những người khác, đặc biệt là bộ phận nhân sự. Hãy cố gắng tạo thiện cảm với họ đến mức bạn có thể. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình thương lượng ạ. Nguyên tắc thứ 2 đấy là hãy cho họ biết tại sao bạn lại yêu cầu như vậy. Có được sự yêu quý hay là thiện cảm từ những người liên quan, đặc biệt là bộ phận nhân sự thì vẫn chưa đủ. Họ vẫn có thể đưa ra cái offer với những cái điều khoản mà họ cho rằng là hợp lý với bạn và hợp lý với công ty họ. Nếu mà bạn đồng ý với những cái điều khoản ở trong offer mà họ đưa ra thì chúng ta không có gì phải bàn thảo đúng không ạ? Nhưng trong trường hợp mà bạn thấy những cái điều khoản đó thấp hơn, bạn mong muốn những cái con số cao hơn và những cái điều kiện tốt hơn và bạn muốn thương lượng lại thì trong trường hợp này. Nếu bạn đưa ra các con số thì cũng chỉ đứng đơn giản là đưa ra các con số mà hãy đưa ra những cái lý do tại sao mà bạn lại đưa ra những con số như vậy. Nói một cách đơn giản là bạn hãy đưa ra những cái cơ sở, những cái lý do phù hợp cho mong muốn của bạn và với một cái thái độ thiện chí ạ, đặc biệt là bạn nên nhấn mạnh vào những cái giá trị mà bạn có thể đem lại cho công ty. Họ lẽ dĩ nhiên là điều này phải dựa trên những cái cơ sở thực tế, chẳng hạn như là những cái kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn có hay là những cái thành tích trong quá khứ? Thậm chí là cả những cái mối quan hệ đặc biệt mà bạn có có thể áp dụng vào công việc có thể trợ giúp cho công việc nếu mà bạn được tuyển dụng ạ. Khi bạn đưa ra được những cái lý do hợp lý, phục vụ cho những cái yêu cầu của mình thì tôi tin rằng là các nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và tiếp tục thương lượng với bạn. Tất nhiên là vẫn có những trường hợp ngoại lệ, đó là trường hợp mà ứng viên không đưa ra lý do chỉ đưa ra cái mức mình mong muốn và các nhà tuyển dụng vẫn phải chấp nhận thương lượng. Đó là những cái trường hợp ứng viên thực sự xuất sắc và các công ty cần họ= mọi giá ạ. Nếu mà bạn rơi vào trường hợp như vậy. Thì bạn có thể làm như thế, còn trong trường hợp bạn cũng giống như những ứng viên khác thì theo quan điểm của tôi, bạn nên đi theo nguyên tắc thông thường. Đó là đưa ra những cái lý do cho yêu cầu mong muốn của mình trong quá trình thương lượng ạ. Đó là 2 quy tắc đầu tiên mà bạn cần phải biết khi thương lượng lương và phúc lợi với các nhà tuyển dụng. Tôi hy vọng là nó đem lại cho các bạn sự hữu ích ở trong các clip sau. Trong một thương lượng offer thì tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn những cái nguyên tắc khác, chúc các bạn thành công

bạn cần phải biết khi thương lượng lương và phúc lợi với các nhà tuyển dụng. Qua đó thì tôi hy vọng rằng bạn sẽ có được một offer như ý khi đi tìm việc ạ nguyên tắc thứ 3 đấy là phải thể hiện rõ bạn thực sự quan tâm và nghiêm túc với cái cơ hội nghề nghiệp mà bạn đang ứng tuyển. Có một thực tế rằng là không phải ai khi tham dự phỏng vấn khi đi ứng tuyển cũng nghiêm túc với cơ hội nghề nghiệp mà mình đang ứng tuyển, có nghĩa rằng là họ trở thành ứng viên nhưng mà không thực sự muốn chuyển việc lý do thì có thể có rất nhiều, có thể là công việc hiện tại của họ đang rất tốt. Họ được săn, do vậy mà họ muốn đi thử Xem sao nếu mà họ được tuyển dụng vào cái cơ hội, công việc mới thực sự là rất tốt và được trả cao hơn hẳn thì lúc đó họ sẽ chuyển việc, còn nếu không thì họ sẽ tiếp tục với công việc hiện tại. Hoặc cũng có những trường hợp là vẫn yêu thích công việc hiện tại, yêu quý công ty hiện tại nhưng lại không hài lòng vì không được tăng lương và thăng chức. Do vậy, đi ứng tuyển để cầm cái offer later từ công ty mới về gây áp lực cho công ty hiện tại với mục đích là được tăng lương và thăng chức hay là cũng có những trường hợp mà đi ứng tuyển chỉ để cho biết để Xem thị trường lao động dạo này như thế nào? Vân vân. Mỗi người chúng ta đều hướng tới một mục đích nhất định cho cái hành động của mình. Có thể một ngày nào đó thì bạn cũng đi ứng tuyển, nhưng mà bạn lại không thực sự muốn chuyển việc. Cho dù có như vậy thì bạn cũng phải luôn thể hiện thiện chí của mình trong suốt quy trình tuyển dụng phải thể hiện cho các nhà tuyển dụng. Thấy là bạn thực sự nghiêm túc với cái cơ hội mà mình đang ứng tuyển. Chỉ có như vậy thì cái việc thương lượng offer mới có thể đem lại kết quả tốt được ạ? Hoặc cũng có những trường hợp là ứng viên quá tự tin. Cho nên là thể hiện cái thái độ dửng dưng kiểu như là tôi đây có rất nhiều offer, có rất nhiều ngựa. Công ty muốn tuyển dụng tôi, nếu mà công ty các anh các chị không trả cao thì tôi sẽ không làm và tôi sẽ nhận offer khác ạ. Các nhà tuyển dụng thì rất là tinh ý. Họ có thể đánh giá động lực ứng tuyển của ứng viên thông qua những cái hành động rất nhỏ, nếu mà họ thấy cái động lực ứng tuyển của ứng viên không cao thì họ sẽ tìm kiếm ứng viên khác. Ngay cả cái trường hợp mà tìm ứng viên rất là khó bởi vì ứng viên rất là hiếm trên thị trường. Thì họ cũng vẫn âm thầm cố gắng tìm ứng viên khác trong trường hợp mà tìm được ứng viên khác để đề phòng trường hợp không thương lượng được ạ thì họ sẽ không có nhân nhượng với chúng ta nữa. Do vậy mà khi bạn đi ứng tuyển, cho dù cái vị trí bạn ứng tuyển có quan trọng đến đâu hay là bạn có tự tin đến mức độ như thế nào thì vẫn phải thể hiện là bạn thực sự nghiêm túc và quan tâm với cái cơ hội, công việc mà mình đang ứng tuyển. Chỉ có như vậy thì họ mới cũng nghiêm túc và thể hiện thiện chí khi thương lượng với bạn ạ. Cái nguyên tắc thứ tư, đấy là phải hiểu người đang đại diện cho công ty để thương lượng với mình khi chúng ta ứng tuyển ạ, công ty sẽ trả Lương Thế nhưng mà người đại diện cho công ty mới là người thương lượng với chúng ta, họ có thể là nhân viên nhân sự, giám đốc nhân sự hay là cấp trên trực tiếp của cái vị trí mà chúng ta đang ứng tuyển, cho dù họ là ai thì chúng ta cũng cần phải biết càng nhiều thông tin về họ càng tốt. Cụ thể, họ là ai? Họ giữ chức vụ gì trong công ty? Thẩm quyền của họ đến đâu, tính tình của họ ra sao? Họ quan tâm đến những gì? Vân vân, tất cả những yếu tố này đều vô cùng quan trọng ạ. Hiểu tính tình của họ hiểu sở thích của họ thì sẽ giúp chúng ta có cái cách tiếp cận, có cái cách nói chuyện phù hợp và từ đó có được cái thiện cảm từ họ. Còn biết chức vụ, vai trò và thẩm quyền của họ thì có thể giúp chúng ta biết được cái giới hạn của họ ở đâu. Liệu họ có thẩm quyền để phê duyệt những cái yêu cầu mà chúng ta đưa ra hay không, đặc biệt là những cái yêu cầu ngoài quy định. Từ đó thì chúng ta sẽ tìm ra được cái điểm dung hòa của cả 2 bên trong vấn đề thương lượng. Đó là 2 quy tắc mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trong vấn đề thương lượng offer, hy vọng nó đem lại thông tin hữu ích cho các bạn và chúc các bạn thành công ạ. Bên cạnh đó thì tôi cũng hy vọng nhận được sự ủng hộ của các bạn thông qua việc nhấn nút theo dõi kênh này. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn.

Nguyên tắc thứ 5 đấy là hiểu những giới hạn của công ty họ cho vị trí mình đang ứng tuyển khi các bạn đi ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào tại bất kỳ công ty nào, thì một trong những cái nhiệm vụ đầu tiên mà bạn phải thực hiện đó là tìm hiểu Xem cái khung lương của vị trí mình đang ứng tuyển như thế nào và họ tuyển với số lượng bao nhiêu người cho vị trí đó, cũng như là nó có vai trò quan trọng như thế nào trong tổ chức. Nếu mà bạn đang ứng tuyển vào một vị trí có đóng vai trò không quá quan trọng, thậm chí là không quan trọng. Và tuyển dụng với cái số lượng lớn thì cái cơ hội để bạn thương lượng cái mức lương vượt khung hay là đưa ra những cái yêu cầu đặc biệt là rất thấp. Thậm chí những cái yêu cầu bạn đưa ra còn có thể bị coi là quá đáng. Và nếu bạn không chấp nhận những cái điều khoản của họ thì rất có thể họ sẽ tìm ứng viên khác ạ. Ngược lại, nếu mà cái vị trí bạn đang ứng tuyển có vai trò vô cùng quan trọng ở trong tổ chức và trên thị trường, không có nhiều ứng viên như bạn thì cái cơ hội để bạn thương lượng một cái, mức lương vượt khung hay là đưa ra những cái yêu cầu đặc biệt là hoàn toàn có thể, hay là trong trường hợp mà tình hình tài chính của công ty bạn đang ứng tuyển cũng đóng vai trò, rất là quan trọng trong cái vấn đề thương lượng, lương và phúc lợi, nếu mà họ đang có tiềm lực tài chính mạnh và có tham vọng phát triển có kế hoạch phát triển rất là rõ ràng và cần người. Thì cái cơ hội để bạn thương lượng lương cũng cao hơn. Còn trong trường hợp mà ngân sách của họ eo hẹp, họ không có tiềm lực tài chính tốt thì cái cơ hội để bạn thương lượng vượt khung hay đưa ra những cái yêu cầu đặc biệt là rất thấp ạ. Nguyên tắc thứ 6 đấy là phải chuẩn bị các câu trả lời cho các câu hỏi khó liên quan đến vấn đề offer trong quá trình thương lượng có thể là ngay trong cái quá trình phỏng vấn, họ đã hỏi bạn câu hỏi là bạn hiện tại có đi phỏng vấn ở công ty nào khác hay không, hay là bạn có offer nào khác trong tay hay không và bạn đã trả lời những cái câu hỏi này rồi, nhưng rất có thể họ sẽ hỏi lại bạn trong quá trình thương lượng, giả sử bây giờ bạn đang tham dự vào một cuộc thương lượng lương với một công ty? Và nếu họ đưa ra cái câu hỏi là hiện tại bạn có offer nào khác hay không thì bạn sẽ trả lời như thế nào ạ? Nếu mà trả lời là không thì sợ rằng là họ sẽ gây áp lực cho mình, bởi vì mình ở cái thế yếu hơn và sẽ rất khó thương lượng lương đúng không ạ? Còn nếu mà trả lời là có thì lại xảy ra tình huống là họ có thể bị cảm thấy áp lực và họ sẽ tìm kiếm ứng viên khác hay là xúc tiến với ứng viên khác song song với chúng ta để lựa chọn giữa 2 bên có nghĩa rằng chúng ta không phải là lựa chọn đầu tiên nữa, đúng không ạ? Vậy thì trả lời cái câu hỏi này như thế nào ạ? Theo kinh nghiệm của tôi thì bạn nên trung thực với những cái câu hỏi như thế này, nếu bạn không có offer nào khác ở trong tay thì trả lời với họ rằng là mình không có offer nào ở trong tay cả nhưng mình vẫn cố gắng khéo léo để thương lượng ở cái mức tốt nhất mà mình có thể còn trong trường hợp mình có một hoặc vài offer khác ở trong tay thì cũng trả lời với họ rằng là mình có offer khác ở trong tay nhưng đừng quên nói với họ rằng là mình vẫn rất quan tâm và rất mong muốn có cơ hội được hợp tác với công ty họ ạ. Các bạn thấy đấy ạ? Với những câu hỏi như vậy, nếu mà các bạn không có sự chuẩn bị trước thì rất có thể khi trả lời sẽ phạm phải sai lầm, hãy dành một chút thời gian để nghĩ Xem là những cái câu hỏi nào mà các nhà tuyển dụng có thể đưa ra trong quá trình thương lượng và từ đó chuẩn bị sẳn những cái câu trả lời để khi bị hỏi thì chúng ta có thể đưa ra cái câu trả lời chuẩn xác, giúp cho chúng ta thương lượng ở cái mức lương tốt nhất có thể hoặc ít nhất cũng ở cái mức mà chúng ta chấp nhận được ạ.

Nguyên tắc thứ 7 đấy là. Cân nhắc toàn bộ gói offer không chỉ riêng về lương, có rất nhiều người trong chúng ta cho rằng lương là cái yếu tố quan trọng nhất và khi thương lượng một offer thì chỉ cần thương lượng lương là đủ. Quan điểm của tôi về vấn đề này thì hơi khác một chút. Tôi đồng ý rằng lương là cái yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh lương thì những cái yếu tố khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém, chẳng hạn như là những cái phúc lợi hay là cơ hội thăng tiến trong công việc. Chính vì vậy mà tôi cho rằng khi chúng ta thương lượng offer cho một cơ hội công việc mới. Thì bên cạnh yếu tố lương, chúng ta cũng nên cân nhắc những cái yếu tố khác và nên Xem xét một cách tổng thể toàn bộ gói offer. Về cơ bản thì những phúc lợi đi kèm cho nhân viên thường đi theo cái quy định của công ty mà đã là quy định thì sẽ rất khó thay đổi cho một vài trường hợp ngoại lệ, nó được cố định theo từng cấp bậc, nhưng mà phúc lợi của các công ty lại không có giống nhau, chẳng hạn như là cái chế độ chính sách bảo hiểm. Bên cạnh bảo hiểm bắt buộc của các công ty có thể khác nhau, rất là nhiều những cái phúc lợi này. Nó không biến thành tiền để chảy vào túi các bạn. Tuy nhiên, nó sẽ giúp các bạn trong trường hợp bạn gặp rủi ro. Và nó có thể ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất công việc của bạn. Ngoài ra thì có những công ty trả lương không cao nhưng mà trả thưởng thì lại vô cùng hấp dẫn và hoặc là chia cổ tức, nếu mà tính thu nhập theo 5 trong trường hợp này thì có thể còn cao hơn ở những công ty khác. Bên cạnh đó còn có những trường hợp là trả lương không cao, thế nhưng mà lại có thể cho bạn cơ hội phát triển nghề nghiệp rất tốt. Nếu tính về tương lai xa thì bạn sẽ có rất nhiều lợi ích, do vậy mà khi thương lượng offer. Ở một cơ hội công việc mới thì bạn không nên chỉ nhìn vào mỗi mình lương mà hãy Xem xét toàn bộ gói offer và cái cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mình trong tương lai. Nguyên tắc thứ 8 đấy là hãy thương lượng nhiều yếu tố cùng một lúc, đừng thương lượng từng yếu tố một. Khi các nhà tuyển dụng đưa ra một offer đề nghị thì có thể trong đó có nhiều điều khoản mà bạn không có cảm thấy hài lòng, bởi vì nó dưới hoặc khác xa so với yêu cầu của các bạn. Lẽ dĩ nhiên là các bạn sẽ cố gắng quay lại thương lượng đến mức các bạn có thể cho đến khi bạn cảm thấy chấp nhận được thì thôi. Trong trường hợp này thì bạn hãy liệt kê ra toàn bộ những cái yếu tố, những cái điều khoản mà mình 0 VND ý và thương lượng chúng cùng một lúc với các nhà tuyển dụng. Trên thực tế thì tôi đã gặp những ứng viên khi 0 VND ý với một số điều khoản trong offer được. Các nhà tuyển dụng đưa ra thì ứng viên quay lại thương lượng với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên thì ứng viên làm theo kiểu lần lượt thương lượng, song yếu tố a mới chuyển sang thương lượng đến yếu tố b và thương lượng, song yếu tố b mới chuyển sang thương lượng yếu tố c. Cứ như vậy cho đến khi mà ứng viên cảm thấy chấp nhận được cái offer mới thôi, cái cách thương lượng này làm cho các nhà tuyển dụng cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Họ sẽ mất đi cái cảm tình với các bạn và trong trường hợp bạn không phải là người thực sự xuất sắc và họ có những cái ứng viên dự phòng thì rất có thể họ sẽ cố tình không nhân nhượng để bạn từ chối offer ạ. Nói tóm lại là khi bạn nhận được một offer đề nghị và bạn cảm thấy rằng là cần phải thương lượng lại một số điều khoản nhất định và bạn muốn làm việc lại với các nhà tuyển dụng thì bạn nên làm việc với họ một lần. Đừng làm theo kiểu lần lượt như tôi vừa đề cập ở bên trên. Ví dụ như bạn cảm thấy cần phải thương lượng 3 yếu tố ABC thì hãy thương lượng cả 3 yếu tố ABC. Trong một lần với các nhà tuyển dụng như vậy thì họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và cảm thấy bạn là người chuyên nghiệp. Đó là những nguyên tắc tiếp theo số 7 và số 8.

Nguyên tắc thứ 9, 0 thờ ơ hay là đưa ra tối hậu thư dưới bất kỳ hình thức nào. Trong quá trình thương lượng offer thì có một số ứng viên nghĩ rằng là họ không nên tỏ ra nhiệt tình quá mà phải tỏ cái thái độ thờ ơ, bởi vì họ sợ rằng là nếu họ nhiệt tình thì các nhà tuyển dụng sẽ hiểu rằng là họ đang cần tìm việc và như vậy sẽ ép đưa ra những cái điều khoản không như họ mong muốn ở trong offer. Trên thực tế thì cái suy nghĩ này là một sai lầm. Nó không làm cho các nhà tuyển dụng thay đổi quyết định của họ mà nó chỉ làm cho họ cảm thấy là ứng viên thiếu chuyên nghiệp thôi ạ. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động là mối quan hệ tương hỗ. 2 bên cùng có lợi có nghĩa rằng là 2 bên cùng cần nhau. Nếu chúng ta suy nghĩ theo chiều hướng này thì sẽ thấy là bản thân chúng ta cũng phải cần rất là chuyên nghiệp, sự chuyên nghiệp ở đây nó kéo dài trong suốt quá trình tuyển dụng từ khi nộp hồ sơ ứng tuyển cho đến thương lượng lương và nhận offer đi làm. Nếu mà bạn thờ ơ trong giai đoạn nào? Cụ thể là trong giai đoạn thương lượng lương thì rất có thể các nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng cái động lực ứng tuyển của bạn không cao và có thể họ sẽ chủ động tìm người khác. Trong quá trình làm việc của mình thì tôi đã gặp một trường hợp như vậy và cái kết quả thì khá là đáng tiếc. Tôi xin kể lại để các bạn có thể tham khảo ạ ứng viên tạm gọi là ứng viên a ứng tuyển vào vị trí sales manager của một khách hàng của tôi là một công ty nước ngoài. Tôi là người kết nối giữa 2 bên. Quá trình phỏng vấn thì diễn ra khá là thuận lợi và cuối cùng thì khách hàng của tôi quyết định chọn ứng viên a. Họ gửi offer cho ứng viên a ứng viên a nhận và thấy rằng là cần phải thương lượng lại một số điều khoản. Ứng viên a gửi những cái yêu cầu đó cho khách hàng của tôi. Khách hàng của tôi cũng chấp nhận lùi một chút và họ gửi lại cái thông tin đã điều chỉnh một số cho trong một cái offer mới. Lúc này thì ứng viên của tôi lại tỏ ra thờ ơ và không trả lời ngay. Mặc dù tôi luôn theo sát và nói rằng phải trả lời cho khách hàng của tôi trong vòng 3 ngày nhưng mà ứng viên vẫn không trả lời. Tôi không biết lý do đằng sau là gì. Chừng khoảng một tuần sau thì ứng viên a quay lại nói với tôi rằng là anh ấy chấp nhận cái offer mới, nhưng mà lúc này thì khách hàng của tôi lại nói rằng họ xin rút lại offer, bởi vì họ thấy ứng viên a không có thực sự chuyên nghiệp và cái động lực ứng tuyển của ứng viên a không cao. Họ yêu cầu tôi tìm ứng viên khác. Các bạn thấy đấy ạ, cái sự thờ ơ đôi khi dẫn đến những cái hậu quả mà rất khó lường và không như chúng ta mong muốn, hay là trong quá trình thương lượng thì có một số ứng viên đưa ra tối hậu thư. Cho các nhà tuyển dụng trên thực tế thì không ai trong chúng ta muốn nhận tối hậu thư từ người khác đúng không ạ? Các nhà tuyển dụng cũng vậy, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và nếu bạn không phải là ứng viên đặc biệt thì họ sẽ có thể không nhân nhượng và cái việc thương lượng offer của 2 bên vì thế cũng sẽ khó thành công ạ. Nguyên tắc thứ 10 đấy là thực hiện việc thương lượng dưới hình thức viết chắc hẳn ai trong các bạn cũng đã từng nghe đến câu nói lời nói gió bay đúng không ạ? Trong quá trình thương lượng lương thì sẽ có tình huống là các nhà tuyển dụng nói họ không có thể trả bạn cái mức lương bạn mong muốn ngay lập tức. Nhưng mà trong tương lai thì hoàn toàn có thể. Chẳng hạn bạn đưa ra cái mức lương đề nghị là 25 triệu trên một tháng. Họ nói rằng mức này họ không thể trả bạn ngay lập tức, nhưng mà nếu bạn vào làm sau 6 tháng bạn làm tốt thì 2 bên có thể ngồi lại thương lượng lại. Và khi đó thì cái mức lương 25.000.001 tháng là hoàn toàn có thể. Trong trường hợp này, cho dù bạn thích cái cơ hội, công việc đó như thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải bình tĩnh và tỉnh táo. Thay vì nhận ngay lập tức thì hãy yêu cầu họ đưa ra KPI trong vòng 6 tháng cho bạn. Và nếu bạn đạt 80% KPI thì sao? 100% KPI thì sao và trên 100% KPI thì sẽ tăng bao nhiêu cụ thể= con số và điều quan trọng là cái việc thương lượng này. Đều phải được thể hiện dưới hình thức viết ạ. Trong trường hợp mà bạn trao đổi thương lượng với họ qua điện thoại hay là qua một cái cuộc gặp trực tiếp thì các bạn cũng nên ghi lại những cái thông tin 2 bên= trợ 2 bên đã trao đổi= email và sau đó gửi lại cho họ yêu cầu họ xác nhận lại không phải là chúng ta không tin lời hứa của các nhà tuyển dụng, nhưng mà họ đều là những người bận rộn và rất có thể sau một thời gian, họ sẽ quên cái lời hứa họ đã hứa với chúng ta nếu không có giấy trắng mực đen thì rất có thể khi bạn nói họ sẽ nói là họ không nhớ họ đã hứa như vậy. Vậy vậy mà để bảo vệ bản thân thì chúng ta nên ghi thực hiện cái việc thương lượng dưới hình thức viết thông thường là email, nó có thể thành nó có thể trở thành chứng cứ để một trong 2 bên nói với bên kia, nếu mà họ không còn nhớ cái việc cam kết của họ và đó là 10 nguyên tắc tôi muốn chia sẻ với các bạn khi các bạn thương lượng lương và phúc lợi với các nhà tuyển dụng, hy vọng nó đem lại cho các bạn thông tin hữu ích và chúc các bạn thành công ạ.

Viết một bình luận

Bài viết liên quan