Những thách thức của công việc tuyển dụng

trước thì tôi đã trao đổi và chia sẻ với các bạn cái lý do mà tại sao các bạn nên làm công việc tuyển dụng. Còn ở trong clip này thì tôi xin trao đổi và chia sẻ với các bạn những thách thức mà bạn có thể sẽ phải gặp phải nếu mà bạn thực hiện những công việc tuyển dụng ạ. Cái thách thức thứ nhất mà bạn gặp phải đấy là không nhận được sự hợp tác cần thiết của các bộ phận có liên quan.

Nếu mà bạn làm công việc tuyển dụng tại các công ty, tại các doanh nghiệp trước sau gì bạn cũng sẽ gặp phải cái tình trạng là không nhận được cái sự hợp tác cần thiết của các bộ phận có liên quan. Cái sự không hợp tác ở đây không hẳn là họ nói với bạn là họ không muốn hợp tác với bạn mà họ thực hiện qua rất nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn khi mà bạn đưa ra khi mà họ đưa yêu cầu công việc cho bạn thì họ đưa ra một cái tiêu chuẩn bạn căn cứ vào những cái tiêu chuẩn đó để bạn tìm kiếm ứng viên sàng lọc ứng viên. Nhưng mà khi họ phỏng vấn thì họ lại nói là ứng viên không đạt vì thiếu những cái kỹ năng abc, trong khi những cái kỹ năng ABC đấy thì họ không chia sẻ với các bạn ở ngay tại cái thời điểm lúc mà bạn làm việc với họ ạ thì. Hay là họ có thể đưa ra rất nhiều những cái lý do khác để trì hoãn cho cái việc tuyển dụng, nhưng mà khi cái hiệu suất công việc của họ không đạt được như kỳ vọng thì họ lại nói rằng là do bộ phận nhân sự, cụ thể là bộ phận tuyển dụng không tìm được ứng viên theo yêu cầu của họ và họ đánh giá là bộ phận tuyển dụng và bộ phận nhân sự, năng lực kém. Các bạn thấy đấy ạ, cái trái bóng trách nhiệm ở trong môi trường công sở thì lúc nào cũng có và ở trong những cái tình huống như vậy thì cái trái bóng trách nhiệm. Sẽ bị đẩy về phía nhân viên tuyển dụng mà trên thực tế thì cái lý do tại sao không tuyển dụng thành công, họ mới là người chịu trách nhiệm ạ. Nhưng mà trên lý thuyết thì rõ ràng và theo logic thì rõ ràng cái trái bóng trách nhiệm sẽ bị đẩy về phía nhân viên tuyển dụng. Để khắc phục điều này thì các công ty thường có phom có cái biểu mẫu rõ ràng, yêu cầu người phỏng vấn phải đưa ra những cái đánh giá cụ thể và đưa ra những cái lý do tại sao không chọn ứng viên. Dù vậy thì cái điều đó cũng chỉ có thể hạn chế được phần nào cái tình trạng mà tôi vừa đề cập ở phía trên chứ không thể nào mà khắc phục hoàn toàn. Bởi vì muộn khi mà họ không muốn hợp tác thì họ sẽ có rất nhiều cách để gây khó khăn cho chúng ta. Và nếu mà làm công việc tuyển dụng thì bạn sẽ phải đối mặt với cái vấn đề này. Và đôi khi nó làm cho bạn thực sự cảm thấy rất là nản ạ. Sang đến cái trở ngại thứ 2, đấy là không tìm ra được những ứng viên đủ tiêu chuẩn đáp ứng theo yêu cầu. Nếu mà bạn đã từng đi tìm việc rồi thì tôi chắc rằng bạn đã từng họ. Tôi đã từng hỏi là tại sao tìm một công việc phù hợp với mình lại khó như vậy? Ở chiều ngược lại thì khi làm công việc tuyển dụng thì phần lớn các nhà tuyển dụng cũng đều đưa ra cái câu hỏi là tại sao tìm một ứng viên phù hợp với công việc lại khó đến như vậy ạ? Cho dù là bạn sử dụng bất kỳ cái nguồn nào để tìm kiếm ứng viên thì nó cũng sẽ phát sinh ra các chi phí. Chính vì vậy mà rất ít khi các chuyên viên tuyển dụng được sử dụng tất cả các nguồn lực có thể có để tìm ra những cái ứng viên cần thiết mà chỉ được sử dụng những cái nguồn lực mà cái chi phí phát sinh nằm trong cái giới hạn ngân sách cho phép. Vì cái giới hạn ngân sách, tùy theo cái cấp độ, tùy theo cái yêu cầu của công việc, nó sẽ khác nhau mà đôi khi cái ngân sách cho phép bạn chỉ được sử dụng những cái nguồn mà bạn biết là nó sẽ không hiệu quả, nhưng mà bạn sẽ không có lựa chọn nào khác. Và như vậy thì bạn sẽ khó có thể tìm ra được những cái ứng viên phù hợp, không tìm ra được những ứng viên có chất lượng, đủ tiêu chuẩn thì sẽ không tuyển dụng được đúng không ạ? Và như vậy thì có nghĩa là nhân viên tuyển dụng không làm tốt công việc của mình. Sang đến những cái thách thức thứ 3, đấy là ứng viên từ chối ứng tuyển giữa chừng. Có rất nhiều ứng viên ban đầu thì hào hứng tham gia, nhưng mà khi đã trải qua vài vòng phỏng vấn thì họ lại quyết định rút lui. Cái lý do mà họ đưa ra thì rất là nhiều và rất là đa dạng. Có khi là họ nói với bạn là họ cảm thấy là không phù hợp mà thực tế thì bạn lại thấy họ rất là phù hợp, nhưng mà họ vẫn cứ đưa ra cái lý do như vậy, hay là họ lại đưa ra lý do là họ về họ nghĩ lại và họ thấy hiện tại thì công việc của họ cũng tốt, cho nên là họ không muốn chấp nhận rủi ro. Hay là bản thân tôi khi làm công việc tuyển dụng còn gặp những cái tình huống là ứng viên nói là anh về anh bàn với vợ và vợ, anh không cho phép anh đổi việc ở tại thời điểm này thôi, cho nên anh rút lui và còn rất là nhiều những cái lý do khác nữa ạ. Thì ờ với những cái ứng viên mà không đủ tiêu chuẩn và bị loại thì chúng ta ở cái thế chủ động, còn những cái ứng viên mà tốt bạn đánh giá là phù hợp với yêu cầu tuyển dụng, nhưng mà họ lại bỏ cuộc giữa chừng như vậy thì sẽ đẩy bạn vào cái thế bị động. Và như vậy thì bạn sẽ mất công và tốn thêm nhiều thời gian nữa. Một trong những cái thước đo hiệu suất công việc của nhân viên tuyển dụng là phải tìm được người vào làm việc ở các vị trí trống. Đúng thời hạn nếu mà không tìm được. Mà hoặc là ứng viên bỏ cuộc giữa chừng thì bạn phải tìm kiếm những ứng viên mới thì có nghĩa là bạn sẽ không có đáp ứng được cái yêu cầu về mặt thời gian. Và như vậy thì bạn cũng có thể bị đánh giá là làm việc không hiệu quả. Cái thách thức thứ tư mà chúng ta có thể phải đối mặt khi chúng ta làm công việc tuyển dụng. Đấy là ứng viên đòi lương và phúc lợi quá cao. Phần lớn các vị trí ở trong các doanh nghiệp đều có khung lương cụ thể và các doanh nghiệp luôn cố gắng trả cho người lao động một cái mức ở trong cái phạm vi mà khung lương quy định, ngoại- những trường hợp rất là đặc biệt. Cái vấn đề nằm ở chỗ là mỗi lần chuyển việc thì các ứng viên đều muốn mình là những cái trường hợp đặc biệt và muốn nhận cái mức lương cao nhất có thể, do vậy mà họ sẽ cố gắng thương lượng cái mức lương ở mức tối đa với những ứng viên sau khi thương lượng. Lương và chấp nhận ở cái mức mà công ty có thể trả thì vẫn không có vấn đề gì cả. Nhưng mà đối với những ứng viên họ biết là họ quan trọng và khó có thể tìm được người tương tự và họ cũng biết là công ty cần họ thì họ có thể đưa ra cái mức giá vượt khung lương mà nếu doanh nghiệp không đáp ứng thì họ sẽ không hợp tác. Đối với những ứng viên như vậy thì thương lượng, lương và phúc lợi với họ thực sự rất là mệt mỏi và trong trường hợp họ từ chối thì người phụ trách tuyển dụng sẽ phải bắt đầu lại cái quy trình tuyển dụng từ đầu. Với những ứng viên khác thì chính cái điều này cũng có thể làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy nản công việc ạ. Sang cái thách thức thứ 5, đấy là ứng viên không đi làm theo đúng cam kết. Trong số những cái phần công việc. Mà chuyên viên. Tuyển dụng cảm thấy nản phải kể đến là ứng viên đã nhận thư mời làm việc đã cam kết là sẽ đi làm, nhưng mà đến ngày đi làm thì lại không xuất hiện ạ. Chúng ta thấy là để tuyển dụng thành công thì chuyên viên tuyển dụng phải thực hiện rất nhiều công việc khác nhau, từ việc làm việc với các bộ phận có liên quan để lấy nhu cầu tuyển dụng, tìm kiếm và sàng lọc ứng viên kiểm tra phỏng vấn sơ bộ phối hợp với các bộ phận khác để sắp xếp phỏng vấn, kiểm tra thông tin ứng viên cung cấp thương lượng lương và phúc lợi và cái toàn bộ cái quy trình này thì nó có thể mất đến vài tháng. Vậy mà đến ngày đi làm thì ứng viên lại không xuất hiện. Cho dù trước đó là bạn. Có theo với lại? Theo làm việc với ứng viên, thông qua các cuộc điện thoại và trong các cuộc điện thoại đấy thì ứng viên vẫn cam kết là họ sẽ đi làm đúng hạn và thậm chí là họ thể hiện cái sự cam kết của họ= cách ký kết các giấy tờ cần thiết. Các giấy tờ có liên quan từ trước. Nhưng mà đến ngày đi làm thì lại không xuất hiện nếu mà bạn bị đặt vào cái tình huống như vậy thì bạn nghĩ như thế nào ạ? Chắc chắn là bạn sẽ rất là thất vọng đúng không ạ? Hoặc thậm chí là có thể cảm thấy tức giận nữa, nhưng mà bạn chẳng làm gì được. Ứng viên cả có trang chỉ là đưa ứng viên vào trong danh sách đen. Và nếu mà bạn có cơ hội gặp lại ứng viên trong tương lai thì bạn sẽ loại ứng viên ra luôn. Thế nhưng mà đấy là cái chuyện của tương lai, còn trước mắt thì bạn phải chấp nhận sự thật và bạn phải gặm nhấm cái sự thất vọng này và bạn sẽ bị đánh giá làm việc không hiệu quả. Cái thách thức thứ 6 mà bạn có thể sẽ gặp phải khi bạn làm công việc tuyển dụng. Đấy là ứng viên thực hiện công việc không tốt như kỳ vọng hoặc không việc không vượt qua được cái thời gian thử việc. Khi ứng viên đi làm rồi thì trách nhiệm của nhân viên tuyển dụng vẫn chưa hết, nếu mà ứng viên không thực hiện tốt các công việc được giao như kỳ vọng thì rất có khả năng là cái trái bóng trách nhiệm sẽ lại bị đá về phía nhân viên tuyển dụng rằng là do nhân viên tuyển dụng không cung cấp được những cái hồ sơ tốt hơn. Cho dù thực thực tế thì chính những cái bộ phận liên quan mới là cái người ra quyết định tuyển dụng ạ. Tương tự như vậy, trường hợp ứng viên bỏ ngang hoặc không vượt qua được thời gian thử việc. Để quả bóng trách nhiệm cũng có thể bị đẩy về phía nhân viên tuyển dụng và cũng có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản ạ. Cái thách thức thứ 7 mà một nhân viên tuyển dụng sẽ phải đối mặt, đấy là phải tuyển dụng ứng viên cho một loại công việc, một vài cấp bậc trong thời gian dài. Ở trong các công ty lớn thì cái đội ngũ tuyển dụng đông thì cái sự phân công công việc theo cấp bậc tương đối rõ ràng, có nghĩa rằng là sẽ có một số người được phân công phụ trách tuyển công nhân, có những người được phân công phụ trách tuyển dụng cho cấp bậc nhân viên, có những người thì được phân công phụ trách tuyển dụng cho cấp bậc giám sát hoặc là giám đốc hoặc là các cấp cao hơn. Cái sự phân công này thì thì sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của nhân viên tuyển dụng.

Tuy nhiên, thử tưởng tượng là bạn được phân công tuyển dụng công nhân và bạn cứ phải đi lặp đi lặp lại cái công việc đó hàng ngày thì chỉ sau một vài 5, bạn sẽ cảm thấy rất là chán đúng không ạ? Làm tuyển dụng cho các công ty trong tiếng anh gọi là in house rồi cu to á thì cái điều này là không tránh khỏi. Nó không có được cái sự đa dạng như là nếu mà bạn làm cho các công ty chuyên về dịch vụ tuyển dụng, do vậy mà nếu mà bạn không thích nghi được với cái điều này và bạn không vươn lên trong nghề nghiệp để thay đổi. Thì nó sẽ trở thành một trong những cái trở ngại trong công việc mà bạn sẽ phải gặp phải. Tất cả những cái thách thức đó thì đều là những cái thách thức mà không thể tránh khỏi khi bạn làm công việc tuyển dụng. Người thành công là những người vượt qua những trở ngại, những thách thức.

Viết một bình luận

Bài viết liên quan