KỸ NĂNG THAM GIA PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG

Chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn
“Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây thì tôi dùng 4 tiếng để mài rìu”. Chuẩn bị là khâu
quan trọng nhất cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Nếu bạn thực sự cảm thấy mình cần
có một công việc, nhất là công việc này lại ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong
cuộc sống của bạn, thì việc bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng là khó tránh khỏi! Dù trình
độ chuyên môn của bạn xuất sắc đến đâu, nhưng nếu bạn không vượt qua được những trở
ngại tâm lý của buổi phỏng vấn, thì bạn cũng khó có được một công việc như ý. Cho nên,
một câu hỏi đặt ra ở đây là, bạn cần chuẩn bị gì trước ngày phỏng vấn? Làm thế nào để
bạn có thể tự tin trước những nhà tuyển dụng “khó tính” nhất? Hãy tham khảo những
điểm sau đây
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Để giúp bạn có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho buổi phỏng vấn, dưới đây chúng
tôi gợi ý cùng bạn một vài điểm chính yếu như sau:
Vấn đề tâm lý:
Trước hết, làm thế nào để vượt qua những nỗi lo sợ về ngày phỏng vấn? Thực ra,
không có gì đáng để bạn phải lo sợ cả! Trước hết, hãy thay đổi cách nhìn nhận của bản
thân mình về buổi phỏng vấn. Tại sao nhà tuyển dụng phải phỏng vấn bạn? Sở dĩ họ phải
dành thời gian để phỏng vấn bạn là vì họ muốn được bạn chia sẻ những thông tin về bản
thân mình nhiều hơn, trước khi quyết định nhận bạn vào làm việc cho công ty của họ.
Hãy tự hình dung cuộc phỏng vấn là buổi nói chuyện để nhà tuyển dụng và cả bạn hiểu rõ
về đối tác của mình. Thường thì họ muốn biết rõ hơn về việc bạn thật sự có khả năng để
làm việc cho họ không? Bạn có năng lực tư duy, giải quyết vấn đề như thế nào? Thái độ
của bạn đối với công việc? Cá tính của bạn? Mức độ chịu đựng áp lực công việc của bạn?
Các kỹ năng nghề nghiệp của bạn? Khả năng học hỏi của bạn? Bạn có hứng thú với công
việc sắp tới không? Và điểm vượt trội của bạn so với các ứng viên khác là gì? Nói chung,
29
một khi thật sự có nhu cầu tuyển dụng, bản thân nhà tuyển dụng rất muốn tìm được các
ứng viên có năng lực, đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Về thông tin nhà tuyển dụng
Ngoài việc chuẩn bị tốt về tâm lý, trước buổi phỏng vấn, nếu bạn biết qua một chút
về tính cách, trình độ học vấn của nhà tuyển dụng thì càng tốt:
– Lĩnh vực kinh doanh của nhà tuyển dụng?
– Khách hàng của nhà tuyển dụng là ai?
– Danh tiếng của nhà tuyển dụng như thế nào?
– Ai sẽ phỏng vấn bạn? Bao nhiêu người?
Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu về công ty và vị trí công việc của bạn thật kỹ lưỡng,
càng kỹ lưỡng càng tốt. Bởi vì, thực tế cho thấy, phần đông ứng viên không chịu tìm hiểu
nhiều về công ty mà họ có ý định tham gia dự tuyển. Họ chỉ đơn giản là nghe biết địa chỉ
và thông tin tuyển dụng của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cho nên,
việc bạn chịu khó bỏ công sức ra để tìm hiểu về công ty đã là một lợi thế cho bạn khi
phỏng vấn sau này. Các vấn đề cụ thể mà bạn cần tìm hiểu về công ty, bao gồm:
– Loại hình hoạt động của công ty?
– Lĩnh vực hoạt động của công ty?
– Tầm nhìn – sứ mệnh của công ty?
– Các giá trị cốt lõi của công ty?
– Vị trí công việc mà bạn đang dự tuyển vào công ty?
3.2. Chuẩn bị trong ngày phỏng vấn
Trong ngày phỏng vấn là lúc mà bạn đi đàm phán để bán sản phẩm là sức lao động
của bản thân mình, vì thế hãy chuẩn bị thật chu đáo.
– Bạn cần mang theo sẵn một bộ hồ sơ xin việc có đầy đủ giấy tờ, đề phòng trường
hợp họ làm lẫn lộn hoặc thất lạc giấy tờ của bạn, thì bạn đã có sẵn giấy tờ để có thể
bổ sung ngay.
– Trang phục của bạn cần gọn gàng, phù hợp với môi trường của công ty. Tục ngữ có
câu: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Quần áo không tạo nên con người, mà chỉ nói lên
người mặc nó là người như thế nào. Màu sắc trang phục cần nhã nhặn, lịch sự.
– Không nên sử dụng nước hoa nồng nặc và hạn chế đeo quá nhiều đồ trang sức đắt
tiền.
– Tác phong nhanh nhẹn. Không nên mang theo quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh.
30
– Đến sớm một chút, nhưng đừng đến quá sớm! Chỉ nên đến trước khoảng 5 – 10
phút là vừa!
– Đề phòng tình huống kẹt xe, trễ tàu hoặc điều kiện thời tiết xấu.
– Tuyệt đối không đến muộn vì bất cứ lý do gì. Bởi vì, nhà tuyển dụng sẽ khó có thể
có ấn tượng tốt đối với những ứng viên đến trễ giờ, phong cách giao tiếp kém, cách
trả lời lúng túng, vụng về, dáng vẻ thiếu nhiệt tình và không đủ kiến thức, kỹ năng
đáp ứng yêu cầu của công việc.
Tạo hình ảnh đẹp về bản thân mình trước nhà tuyển dụng
Thông thường, tại buổi phỏng vấn, một ứng viên thường được đánh giá qua:
– 55% bằng vẻ bề ngoài và cách ứng xử
– 38% bằng cách nói/trình bày
– 7% là nội dung
Cho nên, vấn đề không chỉ là bạn sẽ nói cái gì tại buổi phỏng vấn, mà là người nghe
sẽ cảm nhận như thế nào? Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự ấn tượng và chuyên
nghiệp trong 30 giây đầu tiên thấy bạn.

– Nhớ tắt điện thoại di động của bạn trước khi bạn vào dự phỏng vấn.
– Chào hỏi nhà tuyển dụng một cách lịch sự. Cả ánh mắt, nét mặt và giọng nói của
bạn phải thể hiện sự tự tin.
31
– Cái bắt tay nồng nhiệt và ấm áp có thể tạo cho nhà tuyển dụng một ấn tượng ban
đầu tốt đẹp về bạn. Bạn không nên chủ động bắt tay nhà tuyển dụng, mà chờ nhà
tuyển dụng chìa tay ra trước, rồi bạn mới bắt. Khi bắt tay, bạn cần siết chặt, nhưng
không quá chặt.
– Thái độ ứng xử của bạn phải luôn vui vẻ, hòa nhã, phải tỏ ra bạn hào hứng khi được
mời tham dự phỏng vấn, thể hiện sự trung thực, tích cực, nhiệt tình.
– Ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng phải thể hiện sự tự tin. Tư thế ngồi, cách ngồi, dáng
người khi ngồi phải thật thoải mái, không khúm núm, căng thẳng, gò ép. Bạn hãy cố
gắng ngồi thẳng người và giữ phong thái riêng.
– Mỉm cười và duy trì sự tiếp xúc bằng ánh mắt. Chú ý đến việc giao tiếp bằng ánh
mắt. Hãy nhìn vào mắt nhà tuyển dụng. Đừng rụt rè, nhút nhát, tìm cách lẩn tránh
ánh mắt của nhà tuyển dụng. Có thể họ sẽ nghĩ bạn không thành thật hoặc đang tìm
cách giấu giếm một điều gì đó.
– Nhớ chính xác tên của nhà tuyển dụng và gọi họ bằng tên khi có thể.
Trên đây là những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên không thể thiếu được! Hãy nhớ rằng,
trong phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu!

Viết một bình luận

Bài viết liên quan