1

Thợ vận hành máy dệt kim, máy đan

  1. Thợ vận hành máy dệt kim, máy đan

Thợ vận hành máy dệt kim, máy đan thiết lập, vận hành và giám sát máy dệt và đan, xử lý sợi hay chỉ thành sản phẩm dệt, không dệt và dệt kim như vải, ren, thảm, vải công nghiệp, hàng dệt kim và đan hay vỏ chăn và vải thêu.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Thiết lập và vận hành pin của máy dệt kim tự động, liên kết để đan trang phục với các mẫu và thiết kế cụ thể;

– Luồn sợi, chỉ khâu và vải qua hệ thống thanh dẫn sợi, kim và con lăn của máy dệt, đan và các máy gia công khác;

– Bảo trì máy dệt tự động đồng thời dệt sợi cọc, làm đầy sợi và vật liệu sợi để sản xuất thảm và thảm trải sàn với thiết kế màu sắc đa dạng;

– Vận hành và giám sát máy dệt mà sợi hoặc xoắn được giao nhau và thắt nút đều đặn để tạo thành lưới;

– Vận hành và giám sát máy đa kim tự động công suất lớn để thêu vật liệu hoặc may theo độ dài các lớp vật liệu để làm hàng hóa sợi, vỏ chăn hay ga đệm;

– Bảo trì máy dệt kim tròn với điều khiển mẫu tự động đan ống liền mạch;

– Vận hành và giám sát máy đan hàng dệt kim với định dạng bàn chân và cẳng chân;

– Vận hành và giám sát máy đan gót và ngón chân của tất;

– Vận hành và giám sát các máy móc có đường may hở ở mũi tất;

– Vận hành và giám sát máy móc để đan ren, cắt tỉa theo mẫu hay thiết kế định sẵn;

– Kiểm tra máy dệt để xác định nguyên nhân sự cố ngừng hoạt động như làm đầy sợi dọc, đứt dây hay lỗi cơ học;

– Sửa chữa hay thay thế kim bị mòn hoặc bị hỏng và các phụ tùng khác;

– Làm sạch, tra dầu, bôi trơn máy móc, sử dụng ống khí, dung dịch tẩy rửa, giẻ lau, can dầu hay súng mỡ.

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy dệt thảm

– Thợ vận hành máy đan

– Thợ vận hành máy sản xuất lưới

– Thợ vận hành máy dệt

Loại trừ:

– Thợ dệt thảm – 7318

– Thợ dệt vải – 7318

– Thợ đan – 7318




Thợ vận hành máy may

  1. Thợ vận hành máy may

Thợ vận hành máy may giám sát và vận hành máy may để sản xuất, sửa chữa, làm mờ và đổi mới hàng dệt may, lông thú, tổng hợp hoặc da; thêu các thiết kế trang trí trên hàng may mặc hoặc các vật liệu khác. Họ vận hành máy làm khuy áo và cắt khuyết áo, thùa khuyết, khâu nút và sửa dây đeo cho hàng may mặc.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Vận hành hoặc chăm sóc máy may để thực hiện các hoạt động may như tham gia, gia cố, may hoặc trang trí hàng may mặc hoặc các bộ phận may mặc;

– Đính các nút, móc, khóa kéo, ốc vít hoặc các phụ kiện khác vào vải, sử dụng phễu nạp hoặc kẹp giữ;

– Chăm sóc máy may bán tự động với nhiều đầu may được điều khiển bởi các chuỗi hoa văn thêu các thiết kế khác nhau trên hàng may mặc;

– Vận hành các máy như máy cắt kim đơn hoặc đôi, máy cắt ép để tự động tham gia, gia cố, trang trí vật liệu hoặc vật phẩm;

– Vận hành máy may lông thú để nối các dải lông thú với kích thước và hình dạng cần thiết và nối các tấm vải vào các phần may hoặc vỏ;

– Vận hành máy khâu để khâu các bộ phận da với nhau cho quần áo, túi xách, găng tay hoặc các mặt hàng tương tự;

– Giám sát các hoạt động của máy để phát hiện các vấn đề như khâu bị lỗi, đứt chỉ hoặc trục trặc của máy;

– Thực hiện các nhiệm vụ bảo trì thiết bị như thay kim.

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy thêu

– Thợ vận hành máy may

Loại trừ:

– Thợ dệt thủ công – 7318

– Thợ làm da thú – 7531

– Thợ may – 7531

– Thợ thêu – 7533

– Thợ khâu – 7533




Thợ vận hành máy tẩy trắng, máy nhuộm và làm sạch sợi

  1. Thợ vận hành máy tẩy trắng, máy nhuộm và làm sạch sợi

Thợ vận hành máy tẩy trắng, máy nhuộm và làm sạch sợi vận hành và giám sát máy tẩy trắng, co, nhuộm và xử lý các loại sợi, chỉ hoặc vải.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Khởi động và điều khiển máy móc thiết bị tẩy trắng, nhuộm hoặc xử lý và hoàn thiện vải, sợi, chỉ hay hàng dệt khác;

– Bảo trì máy co vải dệt thoi hay dệt kim theo kích cỡ định sẵn hoặc gia cố vải dệt bằng cách đan các sợi vào nhau;

– Bảo trì các loại máy tự động chải và đánh bóng lông thú;

– Vận hành và giám sát máy xử lý tơ tằm để làm lụa tơ tằm;

– Vận hành và giám sát các máy tẩm hàng dệt bằng hóa chất để làm chúng không thấm nước;

– Nhuộm các sản phẩm để thay đổi hay khôi phục màu sắc của chúng;

– Vận hành và giám sát máy duỗi hoặc hoàn thiện vải;

– Giám sát và điều chỉnh các thiết bị khử trùng và loại bỏ vật lạ ra khỏi lông thú;

– Vận hành máy chải, sấy khô và đánh bóng lông thú; làm sạch, tiệt trùng và làm mềm lông và vỏ chăn;

– Nhập các hướng dẫn xử lý để lập trình thiết bị điện tử;

– Quan sát màn hình hiển thị, hệ điều hành, thiết bị và quy trình nhập vải hay xử lý lối ra để xác định thiết bị vận hành chính xác;

– Làm sạch bộ lọc máy và thiết bị bôi trơn.

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy tẩy trắng sợi

– Thợ vận hành máy nhuộm vải

Loại trừ:

– Thợ in vải – 7322

– Thợ vận hành máy giặt – 8157

– Thợ giặt bằng tay – 9121

– Thợ ủi bằng bàn là cầm tay – 9121




Thợ vận hành máy chuẩn bị da, lông thú

  1. Thợ vận hành máy chuẩn bị da, lông thú

Thợ vận hành máy chuẩn bị da, lông thú giám sát và vận hành các loại máy khác nhau gia công da hay chế biến vỏ lông, vỏ len. Họ cắt tỉa, cạo, làm sạch, thuộc, nhuộm da sống động vật, vỏ lông hay da bì để sản xuất tấm da và lông hoàn thiện.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Vận hành và giám sát máy móc loại bỏ thịt và mỡ từ da sống hay vỏ lông để vệ sinh và làm mềm trước khi chế biến;

– Vận hành và giám sát máy móc loại bỏ lông thô dài từ vỏ lông, tỉa san bằng lông rồi nhuộm, kéo căng và làm mềm các lớp lông;

– Vận hành và giám sát máy móc loại bỏ lông biểu bì, tế bào sắc tố và muối khỏi bề mặt của da;

– Vận hành và giám sát máy móc cạo bớt da sống hay da bì đến kích thước đồng đều;

– Vận hành và giám sát máy đánh bóng, đánh ráp da sống hay da bì đến mức hoàn thiện nhất định;

– Vận hành và giám sát máy phân tách len thừa từ da hay thịt và lông từ da sống;

– Vận hành và giám sát máy móc mà qua đó da sống được phân chia các lớp để tạo thành hai hay nhiều mảnh hoặc tạo đồ dày đồng đều;

– Vận hành và giám sát máy móc xử lý da sống và da bì theo các giải pháp để chuyển chúng thành da;

– Xử lý bề mặt da bằng dầu và vận hành máy đánh bóng để tạo độ bóng láng cho da;

– Vận hành và giám sát máy móc, thiết bị nhuộm và làm sạch vết bẩn  cho da;

– Bảo dưỡng và sửa chữa khoang máy và máy móc khác.

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy khử mùi da thú

– Thợ vận hành máy nhuộm da

– Thợ vận hành máy thuộc da

Loại trừ:

– Thợ lột da, lông thú – 7535

– Thợ thuộc da -7535




Thợ vận hành máy giặt là

  1. Thợ vận hành máy đóng giày, dép và các thợ có liên quan

Thợ vận hành máy đóng giày, dép và các thợ có liên quan giám sát và vận hành các máy sản xuất, sửa chữa giày, dép đại trà hoặc chuyên dụng, túi xách và các phụ kiện khác chủ yếu làm bằng da.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Vận hành và giám sát máy móc đánh dấu các mẫu và cắt các bộ phận  giày;

– Vận hành và giám sát máy may, viền, đánh bóng, gắn họa tiết và tiến hành công đoạn hoàn thiện giày;

– Vận hành và giám sát máy sản xuất vali, túi xách, thắt lưng, các phụ kiện khác cùng với vật dụng khác như yên ngựa, vòng cổ, dây cương;

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy đóng giày dép

Loại trừ:

– Thợ làm đồ da thủ công- 7318

– Thợ chữa giày -7536




Thợ vận hành máy sản xuất nguyên liệu dệt, da lông thú và da thuộc chưa được phân vào đâu

  1. Thợ vận hành máy sản xuất nguyên liệu dệt, da lông thú và da thuộc chưa được phân vào đâu

Thợ vận hành máy sản xuất nguyên liệu dệt, da lông thú và da thuộc chưa được phân vào đâu gồm các công việc liên quan vận hành và giám sát máy móc làm lều, làm mũ, đệm hay các vật phẩm như kẹp tóc và các đồ trang trí khác.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Vận hành và giám sát máy móc định dạng và tạo mũ từ vải dệt, lông thú hoặc da;

– Vận hành và giám sát máy móc sản xuất các vật phẩm như kẹp tóc hay các vật trang trí khác;

– Vận hành và giám sát các máy gấp vải theo chiều dài đo sẵn;

– Vận hành và giám sát máy luồn chỉ, dây bện hay sợi thành quả cầu để vận chuyển hay xử lý tiếp;

– Vận hành và giám sát máy để đo kích thước của các miếng da;

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy làm kẹp tóc

– Thợ vận hành máy làm mũ

– Thợ vận hành máy làm lều

– Thợ vận hành máy dệt mẫu




Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan

  1. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan

Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật, nướng, đông lạnh, hun nhiệt, nghiền, trộn, chế biến các loại thực phẩm, đồ uống và lá thuốc lá.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm: Vận hành, giám sát máy móc được sử dụng để kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và để cắt thành thịt và thịt cá theo tiêu chuẩn; thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mỳ và sản phẩm bánh kẹo khác; vận hành máy móc nghiền, trộn, nấu và lên men ngũ cốc, trái cây để sản xuất bia, rượu vang, mạch nha, dấm, men, và sản phẩm liên quan; vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng, pho mai, bơ thực vật, mỳ ống, kem, xúc xích, sôcôla, tinh bột ngô, chất béo; vận hành thiết bị đông lạnh, sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm và chất lỏng để chế biến thức ăn; trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc; chế biến lá thuốc lá bằng máy để làm thuốc lá, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác.




Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan

  1. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan

Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm và các thợ có liên quan thiết lập, vận hành và giám sát máy móc dùng để giết mổ động vật và cắt thịt từ xác động vật; nướng, đông lạnh, hun nhiệt, nghiền, trộn, pha và chế biến thực phẩm, đồ uống và lá thuốc lá.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Vận hành, giám sát máy móc được sử dụng để kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và để cắt thành thịt và thịt cá theo tiêu chuẩn;

– Thiết lập, vận hành, giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng, chế biến các sản phẩm bánh kẹo và bột mỳ;

– Vận hành máy nghiền, trộn, nấu và lên men ngũ cốc, hoa quả để sản xuất bia, rượu, mạch nha, dấm, men và sản phẩm liên quan;

– Vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng, phô mai, bơ thực vật, nước đá, mỳ ống chế biến sẵn, kem, xúc xích, sôcôla, tinh bột ngô, chất béo thực phẩm;

– Vận hành thiết bị để làm nguội, hun nóng, sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, đông lạnh, làm bay hơi, cô đặc thực phẩm và chất lỏng được sử dụng trong chế biến thực phẩm;

– Trộn, nghiền, phân tách thực phẩm và chất lỏng với thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc;

– Chế biến lá thuốc lá bằng máy để làm thuốc lá, xì gà, thuốc lào và các sản phẩm thuốc lá khác.

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy sản xuất đồ nướng

– Thợ vận hành máy sản xuất bánh mỳ

– Thợ vận hành máy sản xuất sôcôla

– Thợ vận hành máy sản xuất thuốc lá

– Thợ vận hành máy sản xuất xì gà

– Thợ vận hành máy sản xuất sản phẩm từ sữa

– Thợ vận hành máy chế biến cá

– Thợ vận hành máy chế biến thịt

– Thợ vận hành máy chế biến sữa

Loại trừ:

– Thợ vận hành máy đóng chai – 8183




Thợ vận hành thiết bị chế biến gỗ và sản xuất giấy

  1. Thợ vận hành thiết bị chế biến gỗ và sản xuất giấy

Thợ vận hành thiết bị chế biến gỗ và sản xuất giấy giám sát, vận hành và điều khiển máy móc để cưa gỗ, cắt gỗ ép, làm gỗ ván, sản xuất bột giấy và giấy hay các quy trình chế biến gỗ, bột giấy và giấy để sử dụng sau này.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm: Kiểm tra củi và gỗ thô để xác định kích thước, tình trạng, chất lượng và các đặc tính khác để quyết định việc cắt gỗ tốt nhất; vận hành thiết bị tự động vận chuyển gỗ qua máy quét laser nhằm xác định các kiểu cắt hiệu quả và có lợi nhất; phân loại, xếp và đặt các phôi gỗ lên băng chuyền và máy tiện từ xe tải để xử lý thành dăm, gỗ ép và bột giấy; vận hành và giám sát thiết bị sàng lọc, tẩy trắng, phân hủy, bể trộn, máy rửa và máy móc xử lý bột giấy khác để tiến hành một hay nhiều bước xử lý xenlulo; vận hành, giám sát máy móc, thiết bị chế biến và hoàn thiện giấy để sấy khô, cán giấy, ép mỏng, phủ, rọc, xén, cuộn hay tiến hành các bước chế biến giấy và hoàn thiện khác; giám sát bảng chỉ dẫn, đồng hồ đo, chỉ báo mức độ và dụng cụ, thiết bị khác để phát hiện sự cố máy móc, thiết bị và đảm bảo các bước quy trình được tiến hành theo chỉ dẫn kỹ thuật; vận hành, giám sát máy ép lõi gỗ dán, máy ép ván ép nóng và máy cắt gỗ ép; vận chuyển sản phẩm gỗ chế biến đến khu phân xưởng.




Thợ vận hành máy nghiền bột giấy và làm giấy

  1. Thợ vận hành máy nghiền bột giấy và làm giấy

Thợ vận hành máy nghiền bột giấy và làm giấy giám sát và vận hành thiết bị xử lý gỗ, bột giấy và các vật liệu xenlulo khác trong quá trình sản xuất bột giấy để làm bao bì và giấy hoàn chỉnh.

Nhiệm vụ chủ yếu gồm:

– Vận hành và giám sát thiết bị sàng lọc và tẩy trắng, máy phân hủy, bể trộn, máy rửa và máy móc xử lý bột giấy khác để thực hiện một hoặc nhiều bước xử lý xenlulo;

– Vận hành, giám sát máy móc, thiết bị chế biến và hoàn thiện giấy để sấy khô, cán mỏng, phủ, rọc, xén, cuộn hay thực hiện các bước quy trình làm giấy và hoàn thiện khác;

– Kiểm soát khởi động và tắt máy móc, thiết bị; quan sát các chỉ số của bảng điều khiển thiết bị, máy móc, đồng hồ đo và các thiết bị khác để phát hiện sự cố máy móc, thiết bị và đảm bảo các bước của quy trình được thực hiện theo thông số kỹ thuật;

– Liên lạc với các nhà điều hành quy trình để điều chỉnh quy trình, khởi động hoặc tắt máy móc, thiết bị theo yêu cầu;

– Phân tích chỉ số dụng cụ và mẫu kiểm nghiệm sản xuất rồi tiến hành điều chỉnh quy trình và thiết bị sản xuất theo yêu cầu;

– Gắn kết, định vị và luồn con lăn giấy bằng máy trục;

– Kiểm tra giấy bằng trực quan để phát hiện nếp nhăn, lỗ thủng, chỗ đổi màu, vệt hoặc các khuyết tật khác và tiến hành khắc phục;

– Hoàn thiện và duy trì báo cáo sản xuất.

Ví dụ về các nghề được phân loại ở đây:

– Thợ vận hành máy cán ép (bột giấy và giấy)

– Thợ vận hành máy nghiền bột giấy và giấy

– Thợ vận hành máy làm sạch lại

– Thợ vận hành máy cắt (bột giấy và giấy)

Loại trừ:

– Nhà điều hành nhà máy bột giấy – 3139

– Người điều khiển máy nghiền – 3139

– Kỹ thuật viên nghiền – 3139