Gần đây, khi làm công tác tư vấn, có bạn hỏi tôi rằng sếp của bạn ấy không trân trọng và cũng không đánh giá đúng năng lực của bạn ấy. Vậy bạn ấy phải làm như thế nào? Trên thực tế thì có rất nhiều giải pháp khác nhau có thể đưa ra cho vấn đề này, bao gồm cả việc đi tìm một công việc mới. Tôi có đọc một bài viết của tác giả brett trên một tạp chí nước ngoài kể lại câu chuyện của cô ấy, tôi thấy cũng rất hữu ích nên xin chia sẻ cùng các bạn.
Tôi làm cho công ty được 3, 5 và trong 3 5 này tôi chỉ có cơ hội tham dự phỏng vấn vào các vị trí khác trong công ty 2 lần. Điều đáng nói là cả 2 lần đó đều do tôi ứng tuyển và tôi cũng đều không được lựa chọn. Cũng trong 3 5 này, tôi không được thăng chức một lần nào cả. Ngay cả trong trường hợp tôi đã được làm thử ở vị trí cao hơn. Rồi một ngày tôi nộp đơn ứng tuyển vào công ty khác và tôi được tuyển dụng ở công ty mới chỉ sau 6 tháng là tôi được thăng chức. Đến cuối 5, tôi còn được nhận danh hiệu nhân viên tiêu biểu của 5. Lúc này, sếp cũ của tôi gọi điện mời tôi quay trở lại làm cho công ty cũ và tất nhiên là ở vị trí cao hơn vị trí tương đương với vị trí mà tôi đã được thăng chức ở công ty mới không cần suy nghĩ. Tôi nói với sếp cũ không cảm ơn. Nhìn lại quãng thời gian 3 5 ở công ty cũ, tôi nghĩ mình phải cảm ơn sự từ chối, không thăng chức cho tôi của sếp. Bất kỳ sự từ chối nào cũng có thể xảy ra những tổn thương nhất định, nhưng nó cũng là động lực cho tôi hoàn thiện bản thân hơn, cố gắng nhiều hơn. Để rồi khi sang công ty mới, tôi chỉ cần có 6 tháng là đã được thăng chức, đạt đến vị trí mà tôi mong muốn. Tôi cũng nghĩ rằng quãng thời gian 3 5 là vừa đủ để làm ở một vị trí công việc. Cuộc đời của chúng ta rất ngắn nên nếu làm việc với một người sếp không đánh giá đúng năng lực của chúng ta, không biết trân trọng những đóng góp của chúng ta thì chúng ta không nên gắn bó lâu hơn. Cũng có người nói rằng trong trường hợp này 3 5 là quá dài nhưng tôi cho rằng công việc nào cũng cần phải có những tích lũy nhất định, đặc biệt là những công việc mình yêu thích khi đã có đủ sự tích lũy và có cơ hội thì chúng ta sẽ vươn lên một cách dễ dàng.
Thành thực mà nói, lúc quyết định ứng tuyển vào công ty khác và chuẩn bị từ bỏ một công việc mà mình đã gắn bó 3 5, tôi cũng cảm thấy hơi lo lắng một chút. Dù sao thì mọi thứ cũng đã quen thuộc rồi, còn sang công việc mới đồng nghĩa sẽ phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn như công ty mới gặp khó khăn, sa thải nhân viên hay công việc mới, có những thách thức lớn lao mà mình không hề biết. Nhưng sau 3 5 làm việc mà không được đánh giá đúng năng lực, tôi đã không còn nhiệt huyết nữa. Nếu cứ tiếp tục, tôi nghĩ mình sẽ thụt lùi. Và sợ ngày thứ 2, chị cố gắng đến ngày lãnh lương, vậy là tôi quyết định đối diện với những rủi ro và chuyển việc. Đến bây giờ thì tôi cho rằng quyết định của mình là hoàn toàn sáng suốt. Nếu bạn cũng đang rơi vào tình trạng giống như tôi trước đây, sợ ngày thứ 2 chỉ đợi đến ngày lãnh lương không được sếp đánh giá đúng năng lực và không được thăng tiến. Và nếu bạn tự tin vào kiến thức và kỹ năng mà mình có thì hãy tự tin rời bỏ vùng an toàn.