HỌC GÌ ĐỂ LÀM TRONG NGHỀ NHÂN SỰ?

tôi xin trao đổi và chia sẻ với các bạn những thông tin để trả lời cho câu hỏi là học gì để có thể làm công việc ở trong lĩnh vực nhân sự, chúng ta đều biết là bộ phận nhân sự của các công ty thường có 7 nhiệm vụ chính sau thứ nhất, đấy là tuyển dụng thứ 2, đấy là giữ nhân tài thứ 3, đấy là đào tạo và phát triển nhân viên thứ tư là sa thải nhân viên thứ 5, đấy là phụ trách các vấn đề lương và phúc lợi.

Thứ 6 đấy là phụ trách mối quan hệ đối với người lao động thứ 7 là xây dựng và duy trì văn hóa của doanh nghiệp và tương ứng với từng loại nhiệm vụ này thì sẽ có những công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyên sâu, chẳng hạn như đối với nhiệm vụ tuyển dụng thì sẽ có những công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng. Hay là đối với nhiệm vụ là đào tạo và phát triển thì sẽ có những công ty chuyên cung cấp dịch vụ về đào tạo và tư vấn. Làm sao để có thể ổn định đội ngũ và phát triển các nhân viên ở trong đội ngũ ạ thì. Công việc ở trong lĩnh vực nhân sự, nó rất là đa dạng. Nó có thể là các công việc ở trong bộ phận nhân sự tại các công ty, tại các doanh nghiệp hay là tại các tổ chức hay là các công việc tại các công ty chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nhân sự thì. Nếu bạn học chuyên ngành nhân sự thì đương nhiên là cái định hướng của bạn sẽ theo những công việc, nhân sự đi theo ngành nhân sự. Tuy nhiên, mà trong trường hợp bạn học các chuyên ngành khác thì bạn có thể theo đuổi công việc trong lĩnh vực nhân sự hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Trước đây, khi mà tôi thực hiện một cuộc khảo sát đối với hơn 200 hồ sơ giám đốc nhân sự hiện có trên thị trường thì cái kết quả cho thấy là hơn 70% trong số họ trước đây là học ngoại ngữ. Các bạn ngạc nhiên đúng không ạ? Tôi cho rằng là điều này xuất phát từ cái sự phát triển của nền kinh tế của đất nước chúng ta, khi mà nền kinh tế của chúng ta mới mở cửa thì có rất nhiều các doanh nghiệp đầu tư vào khi đó thì kế lực lượng nhân sự, ứng viên trong lĩnh vực nhân sự nó rất là ít. Đối với những cái loại công việc khác thì họ có thể đơn giản là cử các chuyên gia từ nước ngoài sang sau đó là đào tạo dần dần để thay thế= người bản xứ. Nhưng mà đối với công việc nhân sự thì nó khác. Bởi vì là nó liên quan nhiều đến yếu tố văn hóa và am hiểu về luật lệ cũng như phong tục tập quán, do vậy mà họ phải đào tạo nhân viên người bản xứ phụ trách cái công việc nhân sự càng sớm càng tốt. Và khi đó thì cái bởi vì là cái lượng ứng viên đủ tiêu chuẩn, đáp ứng theo yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài. Nó rất là ít, do vậy mà họ buộc phải đi theo một cái hướng khác. Đấy là lựa chọn những ứng viên có tố chất và có khả năng giao tiếp với họ= những loại ngôn ngữ thông thường và thông dụng, chẳng hạn như là tiếng anh. Sau đó là họ đào tạo ở mức độ sớm nhất có thể. Những cá nhân này có thể nói là những người may mắn, họ được đào tạo và được cho cơ hội để phát triển và theo thời gian thì họ hiện nay họ là những người. Đứng đầu ở trong bộ phận nhân sự tại các công ty đối với chúng ta hoặc đối với những cái thế hệ sau thì cái yếu tố thiên thời này không có còn nữa, do vậy mà cái sự cạnh tranh trong lĩnh vực nhân sự nó tăng lên rất là nhiều. Nhưng mà cho dù như vậy thì để theo đuổi công việc trong lĩnh vực nhân sự thì không nhất thiết các bạn bắt buộc phải học chuyên ngành về nhân sự. Tại sao tôi lại nói như vậy ạ? Bây giờ chúng ta sẽ quay trở lại 7 nhiệm vụ cơ bản của bộ phận nhân sự, cái nhiệm vụ đầu tiên đấy là tuyển dụng. Để làm công việc tuyển dụng thì bạn có thể học bất kỳ chuyên ngành nào, chẳng có trường lớp nào hoặc chẳng có nơi đâu mà dạy các bạn tuyển dụng như thế nào. Họ chỉ có thể dạy các bạn thông tin về công việc tuyển dụng chứ không dạy các bạn. Thực tế công việc tuyển dụng như thế nào và có nghĩa rằng là trên thực tế, cái công việc tuyển dụng này thường dựa vào kinh nghiệm của cá nhân hơn là= cấp khi tuyển dụng, các công ty cũng coi trọng kinh nghiệm của ứng viên hơn, rất là nhiều thì để theo đuổi công việc này thì bạn buộc phải chuẩn bị cho mình những cái kỹ năng. Hoặc những cái kiến thức cần thiết và sau đó là tìm kiếm một cái công việc liên quan đến tuyển dụng và từ đó phát triển hơn. Nếu mà trong trường hợp bạn học cái chuyên ngành nó nghe có vẻ là khác hoàn toàn thì bạn có thực hiện công việc này được không ạ? Lấy đơn giản là bạn học công nghệ thông tin và bây giờ thì bạn muốn theo đuổi công việc, nhân sự và cụ thể là công việc tuyển dụng thì điều này có được không? Tôi cho rằng là hoàn toàn được bạn hãy theo đuổi công việc tuyển dụng trong các công ty. Thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và thậm chí điều này sẽ đem lại cho bạn lợi thế rất lớn so với các ứng viên khác. Bởi vì là bạn có những cái kiến thức cơ bản về lĩnh vực công nghệ thông tin, từ đó là bạn sẽ hiểu tính chất của từng loại công việc đang cần tuyển dụng như thế nào. Và khi bạn phỏng vấn ứng viên thì bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được những cái thông tin bạn cần có liên quan đến chuyên ngành. Do vậy, đây có thể coi là một lợi thế ạ. Tương tự như vậy, nếu mà bạn học bách khoa, chẳng hạn như là khoa cơ khí và nay bạn muốn làm công việc tuyển dụng, tôi cho rằng là hoàn toàn có thể. Mà nếu bạn làm công việc tuyển dụng cho các công ty liên quan đến các cái linh kiện và máy móc nhiều thì bạn còn có lợi thế nhiều hơn rất nhiều so với các ứng viên khác. Nói tóm lại là để làm công việc tuyển dụng thì bạn có thể học bất kỳ chuyên ngành nào. Và nếu bạn thực sự đam mê thì bạn hãy tìm kiếm cơ hội cho mình và phát triển hơn chứ đừng có nghĩ rằng là bắt buộc phải học chuyên ngành nhân sự thì mới có thể thực hiện được cái công việc này. Sang đến nhiệm vụ thứ 2, đấy là giữ nhân tài ở nhiệm vụ này thì tương tự như là tuyển dụng chẳng có trường đại học nào dạy chúng ta là làm sao để có thể giữ nhân tài mà cái này thường căn cứ vào thực tế và= những cái kinh nghiệm chuyên môn thì cái công việc này trên thực tế nó thường do trưởng bộ phận nhân sự đảm nhận, bởi vì nó liên quan nhiều đến cái vấn đề là chính sách và tầm chiến lược, chứ không phải là cái công việc mang tính chất nhỏ hoặc là lặp đi lặp lại hàng ngày ạ. Và trưởng bộ phận nhân sự thì cũng có thể học ở bất kỳ chuyên ngành nào cũng có thể học ở bất kỳ trường đại học nào. Sang đến cái nhiệm vụ thứ 3 đấy là đào tạo và phát triển nhân viên ở cái phần đào tạo ạ thì chúng ta nghĩ ngay đến là chuyên ngành sư phạm thì đúng là khi tuyển dụng. Thì các công ty cũng có đại ý đến yếu tố= cấp và nếu mà ứng viên tốt nghiệp ở chuyên ngành sư phạm và có kinh nghiệm thì họ sẽ ưu tiên hơn, tuy nhiên là. Đào tạo ở các doanh nghiệp, nó sẽ hơi khác với đào tạo ở trong các trường học hay các trường đại học một chút. Do vậy mà cái yếu tố kinh nghiệm vẫn được coi là quan trọng hơn và họ có thể chấp nhận ứng viên tốt nghiệp ở bất kỳ chuyên ngành nào, miễn là ứng viên có kinh nghiệm phù hợp. Sang đến cái phần mà phát triển nhân viên cũng vậy. Bởi vì phát triển nhân viên là một cái vấn đề không hề đơn giản và thường là ở cấp bậc nhân viên chỉ làm theo sự chỉ đạo của trưởng bộ phận, do vậy mà. Trưởng bộ phận thì cũng có thể tốt nghiệp ở bất kỳ chuyên ngành nào ạ. Đối với nhiệm vụ thứ tư, đấy là sa thải nhân viên. Phần công việc này có thể nói là rất là phức tạp và nó đòi hỏi những cái kiến thức kĩ năng và cái bản lĩnh nhất định mới có thể thực hiện được cái phần công việc này. Để tránh nguy cơ bị kiện và tránh những rủi ro khác có thể xảy ra thì phần công việc này luôn được giao cho những người có đủ bản lĩnh và những người có kinh nghiệm và thường là trưởng bộ phận nhân sự hay là trưởng nhóm phụ trách quan hệ lao động sẽ phụ trách cái phần công việc này ạ? Và họ cũng là người mà có thể tốt nghiệp ở bất kỳ trường đại học nào, hay là tốt nghiệp ở bất kỳ chuyên ngành nào. Sang đến cái nhiệm vụ thứ 5, đấy là lương và phúc lợi, lương và phúc lợi thì thiên nhiều về tính toán. Do vậy mà khi tuyển dụng các doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng những ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính kế toán. Bởi vì đối với những ứng viên này thì họ sẽ quen với việc tính toán hơn và quen về các phần mềm để tính toán hơn. Dù vậy thì kinh nghiệm cũng đóng vai trò quan trọng, cho nên là nếu mà bạn có kinh nghiệm thì cũng vẫn được ưu tiên ạ. Sang đến cái nhiệm vụ thứ 6, đấy là phụ trách cái mối quan hệ đối với người lao động, employers relations ạ. Công việc, em relations, công việc phụ trách mối quan hệ với người lao động là một công việc mà liên quan rất nhiều đến vấn đề xử lý kỷ luật nên nó đòi hỏi cái người thực hiện phải có kiến thức pháp luật vững chắc, đặc biệt là pháp luật lao động và phải quen thuộc với các quy trình xử lý kỷ luật. Do vậy mà khi tuyển dụng thì các doanh nghiệp thường yêu cầu là ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành luật. Có thể nói đây là một trong những công việc mà các doanh nghiệp coi trọng chuyên ngành học tương đương hoặc là coi trọng hơn kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Trên thực tế thì tôi thấy có những có những doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân viên cho vị trí này, buộc ứng viên phải tốt nghiệp chuyên ngành luật để đảm bảo là ứng viên có những cái kiến thức pháp luật toàn diện và kiến thức về pháp luật lao động một cách chuyên sâu hơn. Do vậy mà nếu mà bạn học luật và bạn muốn theo nghề nhân sự thì bạn cũng có thể bắt đầu= công việc là. Chuyên phụ trách. Về mối quan hệ đối với người lao động ạ. Sang đến nhiệm vụ thứ bẩy đấy là xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Đây là một phần công việc. Cũng không hề đơn giản nếu không nói nếu không muốn nói là nó rất là khó ở cấp bậc nhân viên thì không thể thực hiện được công việc này. Do vậy mà cái phần công việc này thường giao cho trưởng bộ phận nhân sự, chỉ có họ mới có thể đảm nhận các công việc này ở mức độ tốt ạ mà họ thì cũng có thể là tội nghiệp ở bất kỳ chuyên ngành nào. Ở trong các công ty chuyên cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực nhân sự thì cái yếu tố= cấp lại càng không có quá quan trọng. Họ có thể tuyển nhân viên ở bất kỳ trường đại học nào tốt nghiệp ở bất kỳ chuyên ngành nào, miễn là ứng viên. Có thể thể hiện cho họ những cái kiến thức, những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành công việc ở trong các buổi phỏng vấn ạ. Và khi mà bạn đã bước vào được trong lĩnh vực nhân sự rồi làm cho các công ty dịch vụ nhân sự thì bạn hoàn toàn có cơ hội để chuyển sang làm cho bộ phận nhân sự tại các công ty, tại các doanh nghiệp. Và các bạn có thể thấy ạ, nó rất là đa dạng và. Không ai sinh ra đã làm lãnh đạo cả để đi lên trong lĩnh vực nhân sự thì chúng ta thường phải bắt đầu từ những cái vị trí rất nhỏ nên các bạn cũng đừng quá quan trọng Xem là mình phải học chuyên ngành gì thì mới có thể theo đuổi công việc trong lĩnh vực nhân sự. Nói tóm lại là bạn có thể học luật, có thể học tài chính, kế toán có thể học.

Chuyên về nhân sự cũng có thể học về sư phạm hay là có thể học về bất kỳ chuyên ngành nào khác để có thể theo đuổi được nhân sự, miễn là cái này là điều kiện đủ ạ, miễn là các bạn phải có những kiến thức các bạn phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực nhân sự cụ thể, cái công việc mà mình theo đuổi và chuẩn bị cho mình những cái kỹ năng cần thiết để đảm bảo là trong các cuộc phỏng vấn, các bạn chứng tỏ được cái năng lực của mình, khả năng hoàn thành công việc của mình. Sau khi đã bước được vào trong lĩnh vực nhân sự rồi thì đấy là cơ hội để các bạn phát triển và nếu các bạn thực sự đam mê thì đừng bỏ nó, bởi vì là công việc nào cũng sẽ có những cái khó khăn, có những cái thử thách nếu các bạn vượt qua được rồi và các bạn vươn lên thì các bạn có thể thành công trong nghề nhân sự và cái điều đó không quá khó ạ. Ở trong các clip tiếp theo thì tôi sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết hơn, cụ thể là nếu các bạn theo đuổi lĩnh vực nhân sự thì các bạn nên bắt đầu từ đâu và làm sao có thể phát triển nghề nghiệp của các bạn ở trong lĩnh vực nhân sự ạ? Xin cảm ơn các bạn

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

  • Phòng nhân sự cần chuẩn bị gì cho nhân viên trước khi nghỉ thai sản

    Phòng nhân sự là một bộ phận quan trọng trong mọi tổ chức, đặc biệt là khi có những thay đổi lớn trong đội ngũ nhân viên, như việc nghỉ thai sản. Nghỉ thai sản là một quyền lợi được bảo đảm cho các nữ nhân viên theo luật lao động, nhằm bảo vệ sức … Đọc tiếp

  • Nhân viên làm bù cho đồng nghiệp tính lương thế nào

    Trong một số trường hợp, nhân viên có thể phải làm bù cho đồng nghiệp vắng mặt hoặc không hoàn thành công việc được giao. Điều này có thể gây ra áp lực và bất công cho nhân viên, đặc biệt là khi họ không được tính lương thêm cho những giờ làm bù. Vậy … Đọc tiếp

  • Cách tính lương cho phục vụ làm theo giờ

    Trong nghề phục vụ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê hay các loại hình dịch vụ khác, việc tính lương cho nhân viên làm theo giờ là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên, việc tính lương còn liên quan đến các quy … Đọc tiếp

  • NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA BỘ PHẬN NHÂN SỰ

    chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi và chia sẻ thông tin về lĩnh vực nhân sự một lĩnh vực mà tôi đã gắn bó và làm việc đến hơn 10, 5 và đến tận bây giờ thì tôi vẫn cho rằng lĩnh vực nhân sự là một lĩnh vực vô cùng thú vị. Ở … Đọc tiếp

  • BẮT ĐẦU NGHỀ NHÂN SỰ TỪ ĐÂU? PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP THẾ NÀO?

    các bạn trao đổi và chia sẻ thông tin để trả lời cho câu hỏi là trong trường hợp bạn quyết định theo đuổi lĩnh vực nhân sự và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực nhân sự thì bạn phải bắt đầu từ đâu và bạn sẽ phát triển nghề nghiệp như thế nào? … Đọc tiếp

  • TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NHÂN SỰ

    Ở trong clip này thì tôi xin chia sẻ và trao đổi với các bạn về triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực nhân sự và nó sẽ bao gồm 3 thông tin sau thông tin thứ nhất là cơ hội việc làm thông tin thứ 2 đấy là cơ hội thăng tiến thứ các … Đọc tiếp

  • TẠI SAO NÊN CHỌN NGHỀ NHÂN SỰ?

    Lý do thứ nhất đấy là không lo thất nghiệp. Đây là một trong những lý do mà tôi cho rằng chúng ta nên cân nhắc trước tiên, tại sao ạ? Tại vì bộ phận nhân sự là một trong những bộ phận quan trọng của bất kỳ tổ chức nào, chỉ cần doanh nghiệp … Đọc tiếp

  • NGHỀ NHÂN SỰ LÀ GÌ

    Chúng ta cùng biết là các doanh nghiệp, các tổ chức chỉ cần có quy mô một chút khoảng tầm từ 20 đến 30 nhân viên là họ đã cần phải có một nhân viên chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến nhân sự hay nói cách khác là phụ trách các vấn … Đọc tiếp