BẮT ĐẦU NGHỀ NHÂN SỰ TỪ ĐÂU? PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP THẾ NÀO?

các bạn trao đổi và chia sẻ thông tin để trả lời cho câu hỏi là trong trường hợp bạn quyết định theo đuổi lĩnh vực nhân sự và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực nhân sự thì bạn phải bắt đầu từ đâu và bạn sẽ phát triển nghề nghiệp như thế nào? Chúng ta đều đã biết là nhiệm vụ của một bộ phận nhân sự của một tổ chức thì bao gồm 7 nhiệm vụ chính, sau đó là tuyển dụng.

Giữ nhân tài, đào tạo và phát triển nhân viên sa thải nhân viên và phụ trách các vấn đề lương và phúc lợi, phụ trách mối quan hệ đối với người lao động, xây dựng và duy trì văn hóa doanh nghiệp tương ứng với từng loại công việc này thì sẽ có những cái dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như là đối với phần công việc tuyển dụng thì sẽ có dịch vụ chuyên về tuyển dụng hay là phần công việc về tiền lương và phúc lợi cũng sẽ có những dịch vụ chuyên tính, lương và phúc lợi mà chúng ta thường gọi là stuffing hay là pê rôn đó ạ? Còn đối với những phần nhiệm vụ công việc khác thì cũng sẽ có những dịch vụ tư vấn chuyên sâu để đảm bảo là bộ phận nhân sự của các công ty có thể thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình. Để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực nhân sự thì chúng ta sẽ có 2 hướng, hướng thứ nhất là đi từ thấp lên cao hướng, thứ 2 là đi ngang và bây giờ thì chúng ta sẽ trao đổi và chia sẻ về cách hướng phát triển đi từ thấp lên cao. Có nghĩa là chúng ta thường là những người mà chưa có kinh nghiệm hoặc có rất ít kinh nghiệm. Và nike muốn phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực nhân sự và chúng ta thường đi ở cái cấp bậc thấp rồi đó, sau đó là dần dần lên đến cái cấp bậc cao hơn. Chúng ta biết là ở bộ phận nhân sự thì có 4 cấp bậc chính, đó là. Các bậc nhập môn nhân viên có kinh nghiệm cấp bậc giám sát ở cấp trung, đó là trưởng nhóm đấy ạ và quản lý cao cấp đó là trưởng bộ phận ạ. Như vậy thì nếu chúng ta là người chưa có kinh nghiệm hoặc có rất ít kinh nghiệm thì chúng ta thường bắt đầu ở vị trí nhập môn, nghĩa là chúng ta là nhân viên tập sự học việc trợ lý hay là có thể là những tên gọi khác mà tùy theo cái cách quy định cái cách đặt tên của từng công ty, công việc của chúng ta ở cấp bậc nhập môn thì thường là những công việc nhỏ nhặt, mang tính phụ trợ, giúp các nhân viên khác hoàn thành cái công việc hàng ngày của họ. Có nghĩa rằng là chúng ta vừa làm. Vừa học từ thực tế để tích lũy kiến thức và tích lũy kinh nghiệm ạ. Sau một thời gian, khi đã nắm bắt được công việc và đã có thể thực hiện công việc ở một cách chính xác và hiệu quả thì chúng ta sẽ hướng tới cái cấp bậc bên trên. Đấy là cấp bậc nhân viên tư vị trí nhập môn lên vị trí nhân viên thì thường cái thời gian này nó không quá lâu, tối đa khoảng độ 1 5 mà thôi. Cấp bậc nhân viên ở trong bộ phận nhân sự của các công ty thì thường là cái cấp bậc có đông người nhất và nó có thể còn được chia nhỏ ra hơn nữa tùy theo cái thâm niên làm việc có thể là ít kinh nghiệm hoặc là nhiều kinh nghiệm. Tên gọi cụ thể của cấp bậc nhân viên thì cũng tùy thuộc vào từng công ty có công ty gọi là nhân viên có công ty gọi là chuyên viên hay là cũng có thể có những cái tên gọi khác. Cấp bậc này là cái cấp bậc thực hiện các công việc thuộc chức năng của phòng nhân sự. Hàng ngày. Họ có thể nói là những người rất là quan trọng và không có họ thì công việc có thể bị ảnh hưởng, còn cái mức độ mà ảnh hưởng như thế nào thì tùy vào tầm quan trọng của mỗi cá nhân và tùy vào cái công việc mà cá nhân để đảm trách. Ở bên trên cấp bậc nhân viên thì sẽ là quản lý cấp trung. Tự cấp bậc nhân viên lên quản lý cấp trung thì thời gian có thể lâu hơn nhiều so với việc chúng ta đi từ cấp bậc nhập môn lên cấp bậc nhân viên còn cụ thể lâu đến mức độ như thế nào thì tùy thuộc vào năng lực của mỗi người. Có những người cần khoảng 2 5 nhưng mà có những người thì cần 4 hoặc 5, 5 cũng có người thì chẳng bao giờ vươn lên được cái vị trí quản lý cấp trung cả mà suốt đời làm ở cấp bậc nhân viên. Tên gọi của cấp bậc quản lý cấp trung ở mỗi công ty cũng khác nhau. Có những công ty thì gọi là trưởng nhóm, có những công ty thì gọi là giám sát hay cũng có những công ty gọi là giám đốc, chẳng hạn như giám đốc đào tạo và phát triển ạ. Công việc của quản lý cấp trung về cơ bản thì không khác nhiều so với công việc ở cấp bậc nhân viên. Có điều là họ vừa làm vừa quản lý một nhóm nhân viên thực hiện cùng một loại công việc. Vai trò của họ lúc này đã khác những công việc mà họ đảm nhận vì thế cũng sẽ quan trọng hơn, họ không chỉ chịu trách nhiệm cho hiệu suất công việc của chính bản thân họ mà còn chịu trách nhiệm cho hiệu suất công việc của một nhóm mà họ phụ trách ạ. Ở bên trên quản lý cấp trung thì sẽ là quản lý cấp cao mà chúng ta thường gọi là trưởng bộ phận đấy ạ. Ngay từ cái sơ đồ cấp bậc chúng ta đã thấy là càng lên cao thì cái số lượng nó sẽ càng ít đi. Thực tế thì có rất nhiều người làm ở trong lĩnh vực nhân sự nhưng mà chỉ có một số ít người có thể vươn lên được cái vị trí ở trưởng bộ phận mà thôi và. Chúng ta thấy ạ, từ cái vị trí cấp trung lên đến vị trí quản lý cao cấp thì cái thời gian nó cũng khá là dài. Nó có thể là 3, 5 hoặc 5 5 hoặc là chẳng bao giờ có thể vươn lên được cái vị trí đó cả. Và tên gọi ở cấp bậc quản lý cấp cao thì cũng tùy thuộc vào từng công ty, có những công ty gọi là giám đốc, có những công ty thì gọi là trưởng bộ phận. Nếu mà gọi chức danh ở trong tiếng anh thì nó còn đa dạng hơn nữa có những công ty gọi là hestra manage, có những công ty thì gọi là hera director hay là hestra và có những công ty thì đưa những cái chức danh trong tiếng anh nó còn to hơn nữa, chẳng hạn như là hera residences thì nó tùy ạ, nó không có giống nhau, mỗi công ty mỗi khác. Nhưng mà cái vị trí này có một đặc điểm, đấy là họ là những người đứng đầu bộ phận nhân sự và chịu trách nhiệm toàn diện cho hoạt động của bộ phận nhân sự. Cũng từ cái sơ đồ cấp bậc này thì chúng ta thấy là để đi lên từ vị trí nhập môn vị trí thấp nhất cho đến vị trí cao nhất thì trung bình chúng ta sẽ cần khoảng ít nhất từ 8 đến 10, 5 1 quãng thời gian mà có thể nói là khá là dài và thậm chí còn có thể dài hơn là 10, 5 và chúng ta đang Xem xét mọi vấn đề dưới góc độ chuyên nghiệp và ở một công ty có quy mô. Còn đối với những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như đó là công ty gia đình hoặc là những công ty rất là nhỏ. Thì những cái chức danh đó hoặc những cái vị trí đấy thì chúng ta xin phép là không có tính đến ạ. Vấn đề đặt ra là. Khi bạn bắt đầu sự nghiệp thì bạn thường bắt đầu ở một nhánh chuyên môn, chẳng hạn như bạn chuyên về tuyển dụng sau 5, 5, 3, 5 bạn vươn lên cái vị trí là trưởng nhóm tuyển dụng hoặc bạn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực nhân sự ở vị trí chuyên về lương và phúc lợi. Sau một khoảng thời gian 5 hoặc 6, 5 bạn vươn lên cái vị trí trưởng nhóm chuyên về lương và phúc lợi thì cái con đường bạn đi tiếp theo là gì? Cái cơ hội để bạn được thăng chức lên làm trưởng bộ phận nhân sự. Đó có hay không? Thì câu trả lời là có nhưng mà rất ít, bởi vì chúng ta thấy là bộ phận nhân sự, người ta phải chịu trách nhiệm đến 7 nhiệm vụ chính mà trong khi đó, nếu bạn chỉ chuyên sâu vào một nhiệm vụ thì rõ ràng là các công ty sẽ rất ngại ngần khi phải đưa cho bạn những cái vị trí cao hơn mà có thể bao trùm tất cả những cái chức năng còn lại. Đó là một cái rủi ro mà không phải công ty nào cũng sẳn sàng chấp nhận. Do vậy mà chúng ta phải có những cái chiến lược, lời khuyên của tôi dành cho các bạn. Đấy là sau khi các bạn đã chuyên sâu vào một trong những chức năng của bộ phận nhân sự rồi thì các bạn phải học hỏi và tìm cách mở rộng kiến thức cũng như kinh nghiệm của mình ra các chức năng còn lại càng rộng càng tốt ạ thì cái cơ hội để bạn đi lên nó sẽ thuận tiện hơn. Và nó sẽ dễ dàng hơn ạ. Khi phân tích những cái hồ sơ được coi là thành công trong lĩnh vực nhân sự, có nghĩa là những hồ sơ mà hiện nay đang là trưởng bộ phận nhân sự của các công ty có quy mô trên thị trường thì tôi nhận thấy là có những hồ sơ đi lên từ những cái vị trí nhỏ. Tuy nhiên là trong quá trình làm việc, họ chuyên sâu vào những cái phần công việc mà họ được giao, nhưng mà họ luôn luôn học hỏi và mở rộng kiến thức cũng như tích lũy kinh nghiệm ở trong những cái lĩnh vực khác và luôn luôn sẳn sàng trợ giúp đồng nghiệp ở các lĩnh vực khác khi cần, và từ đó dần dần họ phát triển lên đến một cái thời điểm nhất định khi mà họ thấy là. Cái cơ hội của họ ở trong cái doanh nghiệp hiện tại không còn nữa thì họ sẽ tìm một cái cơ hội khác mà có thể cho họ cái cơ hội để trải nghiệm cái công việc nhân sự một cách toàn diện. Để cho bạn dễ hình dung hơn thì tôi xin đưa ra một ví dụ như sau, đấy là trường hợp của một ứng viên mà tôi gặp tên là Thu Hương thì chị làm cho công ty a chị bắt đầu cái công việc nhân sự của mình ở vị trí chuyên viên tập, sự phụ trách tuyển dụng. Sau 5 5 thì Thu Hương vươn lên vị trí trưởng nhóm tuyển dụng. Thu Hương không muốn tiếp tục. Trải thêm 5 5 nữa để chỉ chuyên về làm công việc tuyển dụng mà chị đưa ra một cái mục tiêu cho bản thân mình là vươn tới cái vị trí giám đốc nhân sự và chị muốn đạt được nó nhanh đến mức có thể mà không muốn trì hoãn thêm nữa thì để đạt được cái mục tiêu này, Thu Hương phải đưa ra cái chiến lược và các kế hoạch cụ thể. Đầu tiên thì Thu Hương chịu khó để ý học hỏi và bổ sung kiến thức về đào tạo và phát triển về lương và phúc lợi cũng như cái vấn đề xử lý kỷ luật nhân viên và bất cứ khi nào có cơ hội thì Thu Hương cũng tình nguyện phụ giúp những đồng nghiệp trong các lĩnh vực khác và luôn luôn làm tốt cái công việc mà mình được giao. Bởi vì tuyển dụng thì rất gần với đào tạo và phát triển. Cho nên sau một thời gian chứng minh được năng lực của bản thân và khi cái vị trí ở bên đào tạo và phát triển trống thì sếp giao cho Thu Hương kiêm luôn có nghĩa là Thu Hương vừa làm. Công việc tuyển dụng vừa làm công việc đào tạo và phát triển. Các bạn thấy ạ, đến bây giờ thì cái kinh nghiệm của Thu Hương nó đã mở rộng hơn ra rất là nhiều và đến cái giai đoạn này, khi đã thuần thục ở cả tuyển dụng, đào tạo và phát triển rồi thì Thu Hương nhận thấy là cái cơ hội phát triển của chị ở công ty a gần như là không còn nữa. Bởi vì sếp hiện tại của chị thì làm khá là tốt và không có ý định chuyển việc, do vậy mà Thu Hương quyết định bước ra. Chị nghỉ ở công ty a và. Tìm kiếm những cái cơ hội, công việc ở những công ty mới thành lập ạ. Tại sao chị lại tìm ở những công ty mới thành lập? Bởi vì ở những công ty mới thành lập thì cái yếu tố tuyển dụng luôn luôn là cái yếu tố mà các công ty đặt nặng và đưa lên hàng đầu, và họ thường ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm về tuyển dụng trong giai đoạn đầu thì người ta thường cần tuyển rất là nhiều nhân viên đúng không ạ? Thì sau thời gian tìm kiếm thì Thu Hương ứng tuyển thành công vào công ty b. Đó là một công ty trong cùng ngành và. Đang ở trong giai đoạn thành lập. Mặc dù cái chức danh của Thu Hương tại công ty b là giám đốc nhân sự, nhưng mà cái công việc chính của chị đấy là tuyển dụng và cùng với sự phát triển của công ty thì Thu Hương trau dồi kiến thức, trải nghiệm thêm những cái kinh nghiệm của mình ở phần công việc khác như là lương và phúc lợi, xử lý kỷ luật hay là làm sao để xây dựng và duy trì văn hóa của doanh nghiệp, tức là chị có cơ hội để hoàn thiện cái kinh nghiệm của mình ở trong lĩnh vực nhân sự và sau 3 5 thì với sự phát triển của công ty. Thì Thu Hương cũng đã hoàn thiện được và lấy hồ sơ của chị. Lúc này nó đã hoàn toàn khác. Bản thân chị đã là một giám đốc nhân sự thực sự. Do vậy mà cái con đường của Thu Hương đi tiếp cũng sẽ là giám đốc nhân sự, hoặc là chị có thể tiếp tục làm ở công việc hiện tại, hoặc là cũng có thể là tìm kiếm những cái công việc tương tự là giám đốc nhân sự ở các công ty mà có quy mô lớn hơn để hướng tới cái sự phát triển nghề nghiệp của mình. Các bạn thấy không ạ, không tự dưng mà Thu Hương đạt lên được cái vị trí giám đốc nhân sự mà chị phải có cái kế hoạch có chiến lược và có sự chuẩn bị rất rõ ràng để thực hiện từng bước một. Một câu hỏi nữa đặt ra là nếu bạn là người đã có kinh nghiệm đã làm ở lĩnh vực khác vài 5 hoặc có thể là lâu hơn và nay bạn muốn phát triển nghề nghiệp ở trong lĩnh vực nhân sự, nhưng mà bạn lại không muốn bắt đầu từ cái vị trí nhỏ, bởi vì bạn không muốn cái mức lương và phúc lợi của mình đi lại ở cái thời điểm ban đầu, bạn muốn nó tương đương hoặc là ở mức độ có thể chấp nhận được thì có cơ hội cho bạn không? Những công việc ở trong bộ phận nhân sự thì không cần cái= cấp chuyên môn nhưng mà lại rất coi trọng kinh nghiệm. Do vậy mà nếu không phải là công ty của gia đình hoặc là cũng không phải là nhờ những mối quan hệ đặc biệt với những người có thẩm quyền thì cái cơ hội để bạn ứng tuyển ngang vào trong bộ phận nhân sự ở một vị trí tương đương có thể nói là rất là khó. Bởi vì khi mà nhìn nhận hồ sơ của bạn không có cái kinh nghiệm chuyên môn phụ tương đương thì hồ sơ của bạn đã bị loại rồi bạn không có cơ hội. Để gặp để thuyết phục cái nhà tuyển dụng Xem là bạn phù hợp đến mức độ như thế nào. Nhưng mà điều đó thì cũng không có nghĩa là bạn hoàn toàn không có cơ hội. Chúng ta không đi được đường thẳng thì chúng ta có thể đi đường vòng. Các bạn còn nhớ là tôi đề cập trong lĩnh vực nhân sự còn có các công ty cung cấp dịch vụ nhân sự không ạ? Ở các công ty cung cấp dịch vụ thì sẽ có 2 loại công việc loại công việc. Thứ nhất, đấy là chuyên sâu về chuyên môn, loại công việc thứ 2, đấy là sự kết hợp giữa kinh doanh chuyên môn và chăm sóc khách hàng. Thì chẳng hạn như là bạn làm kinh doanh bạn chuyên về phát triển kinh doanh được 6 5 rồi và bây giờ bạn muốn chuyển sang lĩnh vực nhân sự và bạn muốn ứng tuyển vào một cái vị trí gọi là trưởng nhóm tuyển dụng ở các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng thì cái điều này hoàn toàn có thể là bởi vì sao ạ? Họ cho rằng là cái yếu tố chuyên môn thì sau khi bạn vào làm thì họ có thể đào tạo được cái họ cần ở đây là khả năng làm tăng doanh số và khả năng chăm sóc khách hàng của bạn mà những cái này thì bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được. Tương tự như vậy, ở trong cái dịch vụ lương và cho thuê lao động cũng thế, có rất nhiều công ty tuyển những ứng viên hoàn toàn không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự trước đó mà chỉ có kinh nghiệm làm phát triển kinh doanh hay là có kinh nghiệm làm công việc chăm sóc khách hàng. Bởi vì là họ cho rằng là cái yếu tố chuyên môn hoặc là có thể đào tạo hoặc là có thể giao cho lính dưới. Thì nếu mà bạn đi ngang như vậy thì tôi cho rằng là cái cơ hội của bạn vẫn còn, miễn là bạn phải có những cái hiểu biết cơ bản về ngành và có những cái kỹ năng cần thiết và chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy là mình hoàn toàn có thể đảm đương tốt cái công việc mà mình đang ứng tuyển ạ và. Sau khi vào làm rồi thì các bạn đừng lãng phí thời gian song song với cái việc thực hiện các công việc hằng ngày thì luôn luôn phải học hỏi để làm sao mình có thể có được thêm kiến thức về chuyên môn càng sớm càng tốt thì khi bạn làm cho các doanh nghiệp chuyên về cung cấp dịch vụ nhân sự như vậy rồi sau một thời gian thì cái kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của bạn có thể nói là đã có và cái hồ sơ của bạn lúc này là đã đã rẽ sang một cái hướng khác, nếu mà bạn thực sự có đam mê trong ngành nhân sự thì. Lúc này bạn có thể ứng tuyển vào vị trí có thể là trưởng nhóm hoặc cũng có thể là giám đốc ở các công ty và trong bộ phận nhân sự ạ. Các bạn thấy qua đó chúng ta có thể thấy là nó hoàn toàn không dễ nhưng và nó cũng cần thời gian.

Có điều là chúng ta phải có cái chiến lược phát triển nghề nghiệp của mình rất là rõ ràng. Chúng ta có thể đi từ thấp, sau đó phát triển dần lên cao. Còn trong trường hợp mà chúng ta đi ngang thì cái cơ hội cũng có. Nhưng mà nếu mà bạn đi ngang vào được ngành rồi thì bạn cũng phải có những cái kế hoạch rõ ràng và phải biết tận dụng những cái thế mạnh. Của mình đã có ở cái công việc trước và làm sao có thể học hỏi cái kinh nghiệm chuyên môn ở trong lĩnh vực nhân sự càng nhanh càng tốt thì chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể thành công. Ở trong các clip tiếp theo thì tôi sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết từng loại công việc trong bộ phận nhân sự cũng như là những thuận lợi, những khó khăn, những thử thách mà chúng ta có thể gặp phải trong từng loại công việc. Hy vọng sẽ gặp lại các bạn ạ. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi.

Viết một bình luận

Bài viết liên quan

  • Phòng nhân sự cần chuẩn bị gì cho nhân viên trước khi nghỉ thai sản

    Phòng nhân sự là một bộ phận quan trọng trong mọi tổ chức, đặc biệt là khi có những thay đổi lớn trong đội ngũ nhân viên, như việc nghỉ thai sản. Nghỉ thai sản là một quyền lợi được bảo đảm cho các nữ nhân viên theo luật lao động, nhằm bảo vệ sức … Đọc tiếp

  • Nhân viên làm bù cho đồng nghiệp tính lương thế nào

    Trong một số trường hợp, nhân viên có thể phải làm bù cho đồng nghiệp vắng mặt hoặc không hoàn thành công việc được giao. Điều này có thể gây ra áp lực và bất công cho nhân viên, đặc biệt là khi họ không được tính lương thêm cho những giờ làm bù. Vậy … Đọc tiếp

  • Cách tính lương cho phục vụ làm theo giờ

    Trong nghề phục vụ nhà hàng, quán ăn, quán cà phê hay các loại hình dịch vụ khác, việc tính lương cho nhân viên làm theo giờ là một vấn đề quan trọng và phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên, việc tính lương còn liên quan đến các quy … Đọc tiếp

  • NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA BỘ PHẬN NHÂN SỰ

    chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi và chia sẻ thông tin về lĩnh vực nhân sự một lĩnh vực mà tôi đã gắn bó và làm việc đến hơn 10, 5 và đến tận bây giờ thì tôi vẫn cho rằng lĩnh vực nhân sự là một lĩnh vực vô cùng thú vị. Ở … Đọc tiếp

  • TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC NHÂN SỰ

    Ở trong clip này thì tôi xin chia sẻ và trao đổi với các bạn về triển vọng nghề nghiệp trong lĩnh vực nhân sự và nó sẽ bao gồm 3 thông tin sau thông tin thứ nhất là cơ hội việc làm thông tin thứ 2 đấy là cơ hội thăng tiến thứ các … Đọc tiếp

  • HỌC GÌ ĐỂ LÀM TRONG NGHỀ NHÂN SỰ?

    tôi xin trao đổi và chia sẻ với các bạn những thông tin để trả lời cho câu hỏi là học gì để có thể làm công việc ở trong lĩnh vực nhân sự, chúng ta đều biết là bộ phận nhân sự của các công ty thường có 7 nhiệm vụ chính sau thứ … Đọc tiếp

  • TẠI SAO NÊN CHỌN NGHỀ NHÂN SỰ?

    Lý do thứ nhất đấy là không lo thất nghiệp. Đây là một trong những lý do mà tôi cho rằng chúng ta nên cân nhắc trước tiên, tại sao ạ? Tại vì bộ phận nhân sự là một trong những bộ phận quan trọng của bất kỳ tổ chức nào, chỉ cần doanh nghiệp … Đọc tiếp

  • NGHỀ NHÂN SỰ LÀ GÌ

    Chúng ta cùng biết là các doanh nghiệp, các tổ chức chỉ cần có quy mô một chút khoảng tầm từ 20 đến 30 nhân viên là họ đã cần phải có một nhân viên chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến nhân sự hay nói cách khác là phụ trách các vấn … Đọc tiếp