Các việc sinh viên cần chuẩn bị trước khi tuyển dụng

Tìm hiểu ngành nghề và thị trường lao động
Tìm hiểu về những ngành nghề phù hợp là bước rất quan trọng đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức, và thường bị bỏ qua. Bạn nên dành nhiều thời gian và công sức cho
bước này vì nó giúp tạo tiền đề cho bước kế tiếp và giúp bạn tự tin hơn trong định hướng
nghề nghiệp của mình. Đây là những cách cụ thể bạn có thể làm để tìm hiểu rõ một ngành
nghề. Việc đầu tiên là sinh viên phải thu thập những thông tin về các ngành nghề khác
nhau trong xã hội cũng như các yêu cầu đặt ra cho ngành nghề đó, có thể tìm hiểu ngành
nghề mà bạn định chọn bằng nhiều cách khác sau:
– Thông tin từ Internet: hãy vào các website nghề nghiệp và các diễn đàn nghề nghiệp
để có thông tin
– Đọc sách về ngành nghề bạn đang làm
– Hỏi những người thân về lĩnh vực bạn quan tâm bạn sẽ có những lời khuyên hữu ích
– Tham dự khóa học ngắn hạn bổ sung cho nghề nghiệp của mình
– Tham dự các ngày hội nghề nghiệp (Career Day)
– Xây dựng các mối quan hệ tích cực cho nghề nghiệp của bạn
Ngoài ra, các bạn còn có thể tham khảo thêm ở thầy cô giáo, bạn bè hay gia đình
cũng như các chuyên gia tư vấn hoặc sử dụng những bài test IQ và EQ, MBTI để xác
định được ưu và nhược của bản thân để biết được với đặc điểm tâm lý của bản thân thì
nghành nghề gì là thích hợp.
12
Lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai
Bạn là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời và sự phát triển nghề nghiệp của mình,
tự định hướng tương lai, tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp cho chính bản thân mình.
Một kế hoạch nghề nghiệp thường bao gồm các mục tiêu sau:
– Mục tiêu về công việc sau 5 năm nữa bạn như thế nào? Về vị trí công việc, hình
ảnh, tài chính, những thành quả trong cuộc sống
– Để đạt được mục tiêu đó thì bạn sẽ đạt những mục tiêu nhỏ nào?
– Những công việc cụ thể trong từng mốc thời gian bạn phải hoàn thành để hoàn
thành các mục tiêu nhỏ
– Những ai có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu đó
– Những điểm yếu nào mình cần khắc phục trước mắt khi đạt mục tiêu
– Sau đó hãy viết một kế hoạch cụ thể chi tiết cho những việc làm trong 6 tháng tới.
Hoàn thiện bản thân
Sau khi có được những thông tin cần thiết, việc trau dồi kiến thức chuyên môn cũng
như bổ sung các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo… sẽ giúp
các bạn năng động hơn, nhạy bén hơn để khi ra trường hòa mình tốt vào công việc.
Tuy mới ra trường, dù chưa có kinh nghiệm, nhưng với những kiến thức nền tảng,
cùng vô vàn cơ hội rộng mở với mức lương xứng đáng và sự thoải mái về mặt thời gian,
những sinh viên mới ra trường sẽ không có một lý do nào mà không thể tìm kiếm được
một công việc. Sau đây là những điều cần chú ý đối với những người mới tốt nghiệp và
đang có nhu cầu tìm việc cần bổ sung:
– Kỹ năng mềm có liên quan đến công việc: Kỹ năng mềm của các ứng viên có liên
quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ.
Sinh viên có được kỹ năng qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở
trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên quan rất
có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không quan tâm điều đó.
– Kiến thức nền: Nhà tuyển dụng quan tâm đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên
tích luỹ được trong quá trình đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã
từng tham

gia, các chứng chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan
đến vị trí mà ứng viên ứng tuyển.
– Sự nhiệt tình và thái độ tốt: Tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là một trong
những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ,
13
chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở
thành một người cống hiến hết mình cho công việc.
Trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu có sự thay đổi liên tục của công nghệ,
của thị trường và của hoạt động kinh doanh, càng ngày người sử dụng lao động càng đòi
hỏi người lao động phải có những kỹ năng khác biệt, mới mẻ liên quan đến công việc
nhiều hơn. Việc bạn có đạt được bằng cấp cao ở trường đại học chưa đủ để bạn đáp ứng
những đòi hỏi của doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhiều kỹ
năng quan trọng khác mà nhà trường chưa hẳn đã trang bị đầy đủ cho bạn

Viết một bình luận

Bài viết liên quan