các câu hỏi 100% bạn sẽ gặp khi đi phỏng vấn

. Câu hỏi tổng quát: “Hãy giới thiệu về bạn”
Chiến lược: Đây sẽ là câu hỏi lý tưởng để bạn có thể nêu bật sự khác biệt và phù
hợp của bản thân trước nhà tuyển dụng. Hãy giới thiệu về bản thân một cách xúc tích và
ngắn gọn. Tùy vào vị trí dự tuyển sẽ đòi hỏi những phẩm chất, kỹ năng và kiến thức khác
nhau. Hãy khai thác các thế mạnh của bản thân phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
2. Câu hỏi về công việc và sự phù hợp của ứng viên với công việc: Các câu hỏi
thông dụng là:
– Tại sao chúng tôi nên tuyển anh/chị?
– Sự khác biệt của anh/chị so với các ứng viên khác?
– Ưu điểm (hoặc khuyết điểm) lớn nhất của anh/chị?
– Anh/chị có hứng thú với công việc như thế nào?
Chiến lược: Hãy nhớ vào nguyên tắc “Luôn bám vào nhu cầu của công ty” và “Tối
đa hóa thế mạnh”. Câu hỏi này một lần nữa là cơ hội để bạn khẳng định giá trị bản thân
và sự khác biệt của mình. Lưu ý sử dụng các dẫn chứng, thành tích cụ thể để minh chứng
cho các lập luận của mình.
3. Câu hỏi về sự nhiệt tình và quan tâm đến công việc dự tuyển: Câu hỏi thông
dụng nhất:
– Tại sao anh/chị muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
– Anh/chị hứng thú gì với công ty chúng tôi?
Chiến lược: Sự chuẩn bị kỹ về thông tin nhà tuyển dụng sẽ được thể hiện ở dạng
câu hỏi này. Một ứng viên nghiêm túc và quyết tâm với công ty sẽ khai thác câu hỏi này
để chứng minh điều đó.
4. Câu hỏi về tham vọng và mục tiêu thực tiễn: Câu hỏi thông dụng:
– Ước mơ/ hoài bão của anh/chị?
– Mục tiêu dài/ngắn hạn của anh/chị?
– Anh/chị sẽ làm gì sau 5 năm?
34
Chiến lược: Các nhà tuyển dụng thường quan điểm: một ứng viên không có tham
vọng và mục tiêu sẽ gây ra sự trì trệ và không phát triển; ngược lại quá tham vọng sẽ dễ
dẫn đến sự thất bại và gây ra sự xáo trộn. Một câu trả lời về mục tiêu rõ ràng, phù hợp
với sự phát triển của công ty sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Lưu ý: đừng bộc lộ
bạn sẽ thay thế vị trí của anh/cô ta bằng các mục tiêu làm sếp trong tương lai, thay vào đó
là các đóng góp giá trị cho công ty nên đặt ưu tiên. Chỉ nên thể hiện điều này khi bạn là
một ứng viên có bề dày kinh nghiệm và được nhắm đến những vị trí cao hơn khi tuyển
dụng cho vị trí hiện tại, đặc biệt với những công việc có khả năng thăng tiến nhanh như
kinh doanh, marketing, truyền thông…
5. Câu hỏi về tính cách/phẩm chất: Câu hỏi thông dụng:
– Bạn có bao giờ gặp rắc rối với đồng nghiệp/sếp của bạn trước đây? Hãy
nêu cách giải quyết.
– Bạn khó làm việc với dạng người như thế nào?
– Tại sao bạn lại rời bỏ công ty cũ?
Chiến lược: Đây là một loại câu hỏi phổ biến và thường gặp trong các buổi phỏng
vấn. Chúng được xếp vào dạng các câu hỏi khó và nếu không khéo léo sẽ dễ dàng bị nhà
tuyển dụng nhận ra các mặt hạn chế của bạn. Nguyên tắc để trả lời chính là không nói
xấu về đồng nghiệp/sếp cũ, thay vào đó hãy nêu các định hướng/mong muốn về nghề
nghiệp trong tương lai. Nếu bạn chưa từng làm việc chính thức ở công ty nào thì bạn có
thể mô tả tính cách của bản thân và một môi trường bạn mong muốn xây dựng khi làm
việc cùng đồng nghiệp, nên thể hiện tinh thần hòa đồng, cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng
trải nghiệm những thử thách.
6. Câu hỏi về mức độ tự tin: “Theo thang điểm 10 cao nhất, bạn đánh giá bản
thân mấy điểm?”
Chiến lược: Bạn đừng trả lời con số cụ thể, mà thay vào đó, hãy nêu các ưu điểm
phù hợp với công việc, có các dẫn chứng thành tựu

cụ thể sẽ dễ tạo ấn tượng tốt trước
mắt nhà tuyển dụng. Sự cầu tiến và mong muốn phát triển cũng sẽ là lợi thế bạn cần khai
thác đối với dạng câu hỏi này. Đối với những công việc đòi hỏi sự tự tin và tính độc lập
cao thì bạn hãy trả lời ở mức 7-8 nếu tin chắc bản thân phù hợp với công việc còn nếu
chưa hiểu rõ công việc thì bạn hãy đề nghị được có thêm thông tin từ nhà tuyển dụng
trước khi trả lời câu hỏi này.
7. Câu hỏi thử thách:
35
Chiến lược: Hãy chỉ cho nhà tuyển dụng cách thức bạn định hướng giải quyết vấn
đề, những câu hỏi này không nhất thiết phải có câu trả lời chính xác. Nhà tuyển dụng
đánh giá cao ứng viên có những giải pháp hài hước và vui vẻ.

Viết một bình luận

Bài viết liên quan