1

Mẫu cv xin việc qua email dành cho ứng viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Ban lãnh đạo cùng phòng nhân sự Công ty ……………………………………………

Tôi tên là: ……………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………

Thông qua trang website của công ty, tôi biết được Quý công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí……….. Tôi cảm thấy trình độ và kỹ năng của mình phù hợp với vị trí này. Tôi mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty.

Tôi đã tốt nghiệp loại …… tại trường …………………………………………………………….

Bên cạnh đó, tôi có tham gia các khóa học…………………………………………

Ngoài ra, tôi còn sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tiếng Anh giao tiếp tốt và biết sử dụng các phần mềm kế toán.

Tôi thực sự mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của Quý công ty. Tôi rất mong nhận được lịch hẹn phỏng vấn trong một ngày gần nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…., ngày…. tháng…. năm ….




Mẫu đơn xin việc chuẩn

Mẫu đơn xin việc chuẩn




Những điều bạn nên hỏi nhà tuyển dụng

Trong phỏng vấn, việc bạn đã trả lời tốt mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng vẫn chưa
đủ để làm nên một buổi phỏng vấn thành công. Ngoài việc lắng nghe các câu trả lời của
bạn, rất có thể nhà tuyển dụng còn đánh giá bạn qua cách bạn hồi đáp và đặt ngược lại
câu hỏi với họ. Bởi vì, một câu hỏi luôn ẩn chứa sự quan tâm của người hỏi, và đây chính
là thông tin để nhà tuyển dụng “đọc” được những “giá trị” của ứng viên. Hoặc cũng có
khi, bạn cần hỏi để lại để làm rõ những điều mà bạn còn chưa rõ khi nghe nhà tuyển dụng
nói.
Nhiều ứng viên nghĩ rằng, bản thân mình không nên đặt những câu hỏi cho nhà
tuyển dụng. Họ ngại hỏi nhà tuyển dụng, vì nghĩ rằng hỏi như thế chẳng khác nào mình
đang có thái độ “thách thức” ngược lại nhà tuyển dụng. Thật ra, vấn đề hoàn toàn không
phải như vậy! Các câu hỏi mà bạn nêu ra đối với nhà tuyển dụng chỉ là nhằm thể hiện
mức độ quan tâm của bạn dành cho công ty. Có thể qua những câu hỏi mà bạn đưa ra,
nhà tuyển dụng sẽ ít nhiều đánh giá được bạn đang quan tâm về những vấn đề gì nhất?
Chính vì vậy, khi tham gia phỏng vấn, bạn đừng chỉ biết thụ động trả lời những câu
hỏi, mà còn phải chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thích hợp để hỏi nhà tuyển dụng. Đặc biệt
là trong trường hợp nhà tuyển dụng hỏi bạn: “Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi tôi không?”
Hoặc cũng có khi nhà tuyển dụng nói: “Bây giờ, bạn có thể hỏi những vấn đề mình quan
tâm” hoặc “Nếu được hỏi chúng tôi, bạn sẽ hỏi những điều gì? hoặc “Bạn quan tâm
điều gì khi dự định ứng tuyển vào công ty chúng tôi?”.
Đứng trước những tình huống này, bạn đừng để bản thân mình phải rơi vào tình
trạng lúng túng không biết hỏi gì! Dưới đây là những vấn đề mà bạn có thể hỏi nhà tuyển
dụng:
– Tôi sẽ phải báo cáo công việc cho ai?
– Tôi sẽ phải học các chính sách và thủ tục của công ty ở đâu?
– Tìm hiểu một cách cụ thể hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình
– Các phẩm chất, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đó?
– Sức khỏe cần thiết để đảm nhận công việc
– Cơ hội được đào tạo và thăng tiến tại công ty như thế nào?
36
– Các chương trình phúc lợi dành cho nhân viên mới
– Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, địa điểm làm việc cụ thể
Nói chung, bạn hãy tập trung vào những câu hỏi nào có thể tạo cơ hội cho nhà tuyển
dụng khi trả lời bạn, họ được cảm thấy tự hào về công ty cũng như những gì họ đã đóng
góp được cho công ty. Hãy đề cập đến tình hình kinh doanh tăng trưởng tốt trong những
năm gần đây, hoặc những sản phẩm, dịch vụ tạo được thương hiệu trên thị trường.
Những thỏa thuận về lương và phụ cấp
Thông thường, thỏa thuận về lương sẽ là câu hỏi cuối của buổi phỏng vấn tuyển
dụng. Trong khi phỏng vấn, bạn không nên chủ động hỏi về lương hoặc thỏa thuận về
lương khi nhà tuyển dụng chưa đề cập đến. Bạn cần có thời gian để chứng tỏ trình độ
chuyên môn và các kỹ năng của bản thân đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng
trước đã.
Việc vội vàng đưa ra một thỏa thuận lương có thể khiến bạn mất đi cơ hội để chứng
tỏ mình trước nhà tuyển dụng. Bạn cần thể hiện mong muốn sẽ cố gắng làm việc tối đa
trong khả năng của bản thân, để đóng góp cho sự lớn mạnh của công ty. Nếu họ thực sự
có nhu cầu tuyển dụng bạn, thì họ sẽ phải đề cập đến vấn đề lương và các khoản phụ cấp
khác – nếu có.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp nhà tuyển dụng chủ động thỏa thuận về mức lương
ngay khi mới bắt đầu buổi phỏng vấn, thì sao? Trong trường hợp này, bạn cũng không
nên vội vã việc thỏa thuận lương. Bạn có thể nói rằng, “Bản thân tôi rất vui khi quý công
ty đề nghị về việc thỏa thuận lương bổng, nhưng trước hết, có thể cho phép tôi tìm hiểu
kỹ hơn về những trách nhiệm của tôi trong công việc cùng những gì tôi sẽ đóng góp cho
quý công ty – nếu tôi được tuyển dụng chứ?”. Hoặc bạn cũng có thể tạm chưa đề cập
ngay đến việc thỏa thuận lương bằng cách nói rằng: “Đối với tôi, việc thỏa thuận lương là
quan trọng! Nhưng điều quan trọng hơn mà tôi quan tâm, đó là: tính chất công việc, môi
37
trường làm việc, các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, định hướng phát triển trong
tương lai và nhất là những gì mà tôi thực sự có thể đóng góp cho sự lớn mạnh của quý
công ty!”
Bạn tuyệt đối không được vội vàng trả lời – nếu nhà tuyển dụng thẳng thắn đặt câu
hỏi: “Mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu?” Thực tế mà nói, bạn
luôn muốn có một mức lương cao nhất có thể, trong khi nhà tuyển dụng cũng muốn thỏa
thuận trả lương cho bạn ở mức thấp nhất có thể. Đây quả là một vấn đề rất gay cấn.
Tốt nhất, trong trường hợp này, bạn chỉ cần nói: “Tôi tin khả năng của bản thân
mình sẽ đóng góp một cách hiệu quả cho sự phát triển của công ty. Tôi hy vọng sẽ được
thỏa thuận lương căn cứ trên trách nhiệm công việc thực tế mà tôi gánh vác”. Nói cách
khác, bạn chỉ muốn được nhận mức lương tương xứng với sự đóng góp của bạn cho công
ty.
Nói chung, trong thỏa thuận lương, bạn cần phải đưa ra được những câu trả lời sao
cho thật tế nhị, khéo léo và có lợi cho bạn. Mức lương của bạn cao hay thấp có thể có liên
quan đến mức độ khan hiếm nhân lực trên thị trường lao động. Đừng quên tìm hiểu kỹ
mức lương tương đương với vị trí công việc hiện tại của bạn trên thị trường lao động.
Thực ra, bạn không khó để tham khảo mức lương của những vị trí tương ứng trên các
mục đăng ứng viên tìm việc trên các tờ quảng cáo hoặc các mục tuyển dụng nhân sự của
báo chí hằng ngày. Từ đó, bạn có cơ sở để đưa ra một mức lương tối thiểu mà nhà tuyển
dụng có thể chấp nhận được




các câu hỏi 100% bạn sẽ gặp khi đi phỏng vấn

. Câu hỏi tổng quát: “Hãy giới thiệu về bạn”
Chiến lược: Đây sẽ là câu hỏi lý tưởng để bạn có thể nêu bật sự khác biệt và phù
hợp của bản thân trước nhà tuyển dụng. Hãy giới thiệu về bản thân một cách xúc tích và
ngắn gọn. Tùy vào vị trí dự tuyển sẽ đòi hỏi những phẩm chất, kỹ năng và kiến thức khác
nhau. Hãy khai thác các thế mạnh của bản thân phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.
2. Câu hỏi về công việc và sự phù hợp của ứng viên với công việc: Các câu hỏi
thông dụng là:
– Tại sao chúng tôi nên tuyển anh/chị?
– Sự khác biệt của anh/chị so với các ứng viên khác?
– Ưu điểm (hoặc khuyết điểm) lớn nhất của anh/chị?
– Anh/chị có hứng thú với công việc như thế nào?
Chiến lược: Hãy nhớ vào nguyên tắc “Luôn bám vào nhu cầu của công ty” và “Tối
đa hóa thế mạnh”. Câu hỏi này một lần nữa là cơ hội để bạn khẳng định giá trị bản thân
và sự khác biệt của mình. Lưu ý sử dụng các dẫn chứng, thành tích cụ thể để minh chứng
cho các lập luận của mình.
3. Câu hỏi về sự nhiệt tình và quan tâm đến công việc dự tuyển: Câu hỏi thông
dụng nhất:
– Tại sao anh/chị muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
– Anh/chị hứng thú gì với công ty chúng tôi?
Chiến lược: Sự chuẩn bị kỹ về thông tin nhà tuyển dụng sẽ được thể hiện ở dạng
câu hỏi này. Một ứng viên nghiêm túc và quyết tâm với công ty sẽ khai thác câu hỏi này
để chứng minh điều đó.
4. Câu hỏi về tham vọng và mục tiêu thực tiễn: Câu hỏi thông dụng:
– Ước mơ/ hoài bão của anh/chị?
– Mục tiêu dài/ngắn hạn của anh/chị?
– Anh/chị sẽ làm gì sau 5 năm?
34
Chiến lược: Các nhà tuyển dụng thường quan điểm: một ứng viên không có tham
vọng và mục tiêu sẽ gây ra sự trì trệ và không phát triển; ngược lại quá tham vọng sẽ dễ
dẫn đến sự thất bại và gây ra sự xáo trộn. Một câu trả lời về mục tiêu rõ ràng, phù hợp
với sự phát triển của công ty sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Lưu ý: đừng bộc lộ
bạn sẽ thay thế vị trí của anh/cô ta bằng các mục tiêu làm sếp trong tương lai, thay vào đó
là các đóng góp giá trị cho công ty nên đặt ưu tiên. Chỉ nên thể hiện điều này khi bạn là
một ứng viên có bề dày kinh nghiệm và được nhắm đến những vị trí cao hơn khi tuyển
dụng cho vị trí hiện tại, đặc biệt với những công việc có khả năng thăng tiến nhanh như
kinh doanh, marketing, truyền thông…
5. Câu hỏi về tính cách/phẩm chất: Câu hỏi thông dụng:
– Bạn có bao giờ gặp rắc rối với đồng nghiệp/sếp của bạn trước đây? Hãy
nêu cách giải quyết.
– Bạn khó làm việc với dạng người như thế nào?
– Tại sao bạn lại rời bỏ công ty cũ?
Chiến lược: Đây là một loại câu hỏi phổ biến và thường gặp trong các buổi phỏng
vấn. Chúng được xếp vào dạng các câu hỏi khó và nếu không khéo léo sẽ dễ dàng bị nhà
tuyển dụng nhận ra các mặt hạn chế của bạn. Nguyên tắc để trả lời chính là không nói
xấu về đồng nghiệp/sếp cũ, thay vào đó hãy nêu các định hướng/mong muốn về nghề
nghiệp trong tương lai. Nếu bạn chưa từng làm việc chính thức ở công ty nào thì bạn có
thể mô tả tính cách của bản thân và một môi trường bạn mong muốn xây dựng khi làm
việc cùng đồng nghiệp, nên thể hiện tinh thần hòa đồng, cầu tiến, ham học hỏi, sẵn sàng
trải nghiệm những thử thách.
6. Câu hỏi về mức độ tự tin: “Theo thang điểm 10 cao nhất, bạn đánh giá bản
thân mấy điểm?”
Chiến lược: Bạn đừng trả lời con số cụ thể, mà thay vào đó, hãy nêu các ưu điểm
phù hợp với công việc, có các dẫn chứng thành tựu cụ thể sẽ dễ tạo ấn tượng tốt trước
mắt nhà tuyển dụng. Sự cầu tiến và mong muốn phát triển cũng sẽ là lợi thế bạn cần khai
thác đối với dạng câu hỏi này. Đối với những công việc đòi hỏi sự tự tin và tính độc lập
cao thì bạn hãy trả lời ở mức 7-8 nếu tin chắc bản thân phù hợp với công việc còn nếu
chưa hiểu rõ công việc thì bạn hãy đề nghị được có thêm thông tin từ nhà tuyển dụng
trước khi trả lời câu hỏi này.
7. Câu hỏi thử thách:
35
Chiến lược: Hãy chỉ cho nhà tuyển dụng cách thức bạn định hướng giải quyết vấn
đề, những câu hỏi này không nhất thiết phải có câu trả lời chính xác. Nhà tuyển dụng
đánh giá cao ứng viên có những giải pháp hài hước và vui vẻ.




Trả lời các câu hỏi trong phỏng vấn tuyển dụng

Bạn nên lưu ý một điều là, trong phỏng vấn, tiếng nói của nhà tuyển dụng là tiếng
nói sẽ mang tính quyết định. Chúng ta cần lắng nghe họ nhiều hơn và phải suy nghĩ cẩn
trọng trước khi nói. Tránh xao lãng, thiếu tập trung chú ý hoặc cắt ngang câu nói của nhà
tuyển dụng.
Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng, chúng ta cũng nên trả lời một
cách rõ ràng, với tốc độ vừa phải, giọng nói biểu cảm. Nên nói đủ câu, chú ý ngữ pháp và
phát âm rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nhạy cảm với ngôn ngữ cơ thể của nhà
tuyển dụng. Khi nào thì nên nói mở rộng ra, khi nào thì nên nói ngắn gọn lại. Không nên
nói dài dòng, lan man mà hãy trả lời ngay vào câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Nếu cảm thấy mình chưa thật sự hiểu câu hỏi của họ thì nên hỏi lại để hiểu rõ câu
hỏi trước khi trả lời, tránh tình trạng nhà tuyển dụng hỏi một đằng mình lại trả lời một
nẻo.
Thông thường có hai loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt cho các ứng viên câu hỏi
có cấu trúc và câu hỏi thử thách. Câu hỏi có câu trúc là loại câu hỏi mà những ứng viên
32
có thể chuẩn bị trước và hầu hết các câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong màn dạo
đầu. Những câu hỏi này dạng như:
 Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
 Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? (Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?)
 Điểm mạnh của bạn là gì?
 Điểm yếu của bạn là gì?
 Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?
 Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?
 Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
 Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
 Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?
 Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?
 Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
 Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?
 Tại sao bạn lại muốn công việc này?
 Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?
 Thử hình dung 5 (10) năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?
 Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?
 Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?
Chiến lược trả lời các câu hỏi này là bạn chuẩn bị thật kỹ và trả lời thật lưu loát. Có
một quy tắc mà bạn nên nhớ là quy tắc 20/2. Mỗi câu trả lời không quá 2 phút và không
ngắn hơn 20 giây.
Những câu hỏi thử thách là những câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn kiểm tra sự
nhanh nhạy và khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên, thường những câu hỏi này rất
khó trả lời và gây bất ngờ cho ứng viên. Hãy thử thách những câu hỏi kiểu sau:
– Nếu bạn có một hộp bút chì, hãy liệt kê 10 điều bạn có thể làm với chúng mà không
liên quan đến chức năng vốn có của bút chì?
– Có bao nhiêu cây cầu tại Sài Gòn?
– Tại sao nắp cống được thiết kế hình tròn?
– Làm thế nào để kiểm tra một cái thang máy?
– Bạn sẽ giải quyết các vấn đề như thế nào nếu bạn đến từ sao Hỏa?
33
– Hãy kể cho chúng tôi về một việc bạn đã thực hiện trong đời mà bạn đặc biệt tự hào
– Nếu bạn là một biển báo giao thông, bạn sẽ là…?
– Có vô số những chấm đen và trắng trên một chiếc máy bay. Chứng minh rằng
khoảng cách giữa một dấu chấm màu đen và một dấu chấm màu trắng là một đơn
vị.




KỸ NĂNG THAM GIA PHỎNG VẤN TUYỂN DỤNG

Chuẩn bị trước cuộc phỏng vấn
“Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây thì tôi dùng 4 tiếng để mài rìu”. Chuẩn bị là khâu
quan trọng nhất cho một cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Nếu bạn thực sự cảm thấy mình cần
có một công việc, nhất là công việc này lại ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác trong
cuộc sống của bạn, thì việc bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng là khó tránh khỏi! Dù trình
độ chuyên môn của bạn xuất sắc đến đâu, nhưng nếu bạn không vượt qua được những trở
ngại tâm lý của buổi phỏng vấn, thì bạn cũng khó có được một công việc như ý. Cho nên,
một câu hỏi đặt ra ở đây là, bạn cần chuẩn bị gì trước ngày phỏng vấn? Làm thế nào để
bạn có thể tự tin trước những nhà tuyển dụng “khó tính” nhất? Hãy tham khảo những
điểm sau đây
Chuẩn bị trước buổi phỏng vấn
Để giúp bạn có thể chuẩn bị một cách tốt nhất cho buổi phỏng vấn, dưới đây chúng
tôi gợi ý cùng bạn một vài điểm chính yếu như sau:
Vấn đề tâm lý:
Trước hết, làm thế nào để vượt qua những nỗi lo sợ về ngày phỏng vấn? Thực ra,
không có gì đáng để bạn phải lo sợ cả! Trước hết, hãy thay đổi cách nhìn nhận của bản
thân mình về buổi phỏng vấn. Tại sao nhà tuyển dụng phải phỏng vấn bạn? Sở dĩ họ phải
dành thời gian để phỏng vấn bạn là vì họ muốn được bạn chia sẻ những thông tin về bản
thân mình nhiều hơn, trước khi quyết định nhận bạn vào làm việc cho công ty của họ.
Hãy tự hình dung cuộc phỏng vấn là buổi nói chuyện để nhà tuyển dụng và cả bạn hiểu rõ
về đối tác của mình. Thường thì họ muốn biết rõ hơn về việc bạn thật sự có khả năng để
làm việc cho họ không? Bạn có năng lực tư duy, giải quyết vấn đề như thế nào? Thái độ
của bạn đối với công việc? Cá tính của bạn? Mức độ chịu đựng áp lực công việc của bạn?
Các kỹ năng nghề nghiệp của bạn? Khả năng học hỏi của bạn? Bạn có hứng thú với công
việc sắp tới không? Và điểm vượt trội của bạn so với các ứng viên khác là gì? Nói chung,
29
một khi thật sự có nhu cầu tuyển dụng, bản thân nhà tuyển dụng rất muốn tìm được các
ứng viên có năng lực, đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Về thông tin nhà tuyển dụng
Ngoài việc chuẩn bị tốt về tâm lý, trước buổi phỏng vấn, nếu bạn biết qua một chút
về tính cách, trình độ học vấn của nhà tuyển dụng thì càng tốt:
– Lĩnh vực kinh doanh của nhà tuyển dụng?
– Khách hàng của nhà tuyển dụng là ai?
– Danh tiếng của nhà tuyển dụng như thế nào?
– Ai sẽ phỏng vấn bạn? Bao nhiêu người?
Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu về công ty và vị trí công việc của bạn thật kỹ lưỡng,
càng kỹ lưỡng càng tốt. Bởi vì, thực tế cho thấy, phần đông ứng viên không chịu tìm hiểu
nhiều về công ty mà họ có ý định tham gia dự tuyển. Họ chỉ đơn giản là nghe biết địa chỉ
và thông tin tuyển dụng của công ty qua các phương tiện thông tin đại chúng. Cho nên,
việc bạn chịu khó bỏ công sức ra để tìm hiểu về công ty đã là một lợi thế cho bạn khi
phỏng vấn sau này. Các vấn đề cụ thể mà bạn cần tìm hiểu về công ty, bao gồm:
– Loại hình hoạt động của công ty?
– Lĩnh vực hoạt động của công ty?
– Tầm nhìn – sứ mệnh của công ty?
– Các giá trị cốt lõi của công ty?
– Vị trí công việc mà bạn đang dự tuyển vào công ty?
3.2. Chuẩn bị trong ngày phỏng vấn
Trong ngày phỏng vấn là lúc mà bạn đi đàm phán để bán sản phẩm là sức lao động
của bản thân mình, vì thế hãy chuẩn bị thật chu đáo.
– Bạn cần mang theo sẵn một bộ hồ sơ xin việc có đầy đủ giấy tờ, đề phòng trường
hợp họ làm lẫn lộn hoặc thất lạc giấy tờ của bạn, thì bạn đã có sẵn giấy tờ để có thể
bổ sung ngay.
– Trang phục của bạn cần gọn gàng, phù hợp với môi trường của công ty. Tục ngữ có
câu: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Quần áo không tạo nên con người, mà chỉ nói lên
người mặc nó là người như thế nào. Màu sắc trang phục cần nhã nhặn, lịch sự.
– Không nên sử dụng nước hoa nồng nặc và hạn chế đeo quá nhiều đồ trang sức đắt
tiền.
– Tác phong nhanh nhẹn. Không nên mang theo quá nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh.
30
– Đến sớm một chút, nhưng đừng đến quá sớm! Chỉ nên đến trước khoảng 5 – 10
phút là vừa!
– Đề phòng tình huống kẹt xe, trễ tàu hoặc điều kiện thời tiết xấu.
– Tuyệt đối không đến muộn vì bất cứ lý do gì. Bởi vì, nhà tuyển dụng sẽ khó có thể
có ấn tượng tốt đối với những ứng viên đến trễ giờ, phong cách giao tiếp kém, cách
trả lời lúng túng, vụng về, dáng vẻ thiếu nhiệt tình và không đủ kiến thức, kỹ năng
đáp ứng yêu cầu của công việc.
Tạo hình ảnh đẹp về bản thân mình trước nhà tuyển dụng
Thông thường, tại buổi phỏng vấn, một ứng viên thường được đánh giá qua:
– 55% bằng vẻ bề ngoài và cách ứng xử
– 38% bằng cách nói/trình bày
– 7% là nội dung
Cho nên, vấn đề không chỉ là bạn sẽ nói cái gì tại buổi phỏng vấn, mà là người nghe
sẽ cảm nhận như thế nào? Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn thật sự ấn tượng và chuyên
nghiệp trong 30 giây đầu tiên thấy bạn.

– Nhớ tắt điện thoại di động của bạn trước khi bạn vào dự phỏng vấn.
– Chào hỏi nhà tuyển dụng một cách lịch sự. Cả ánh mắt, nét mặt và giọng nói của
bạn phải thể hiện sự tự tin.
31
– Cái bắt tay nồng nhiệt và ấm áp có thể tạo cho nhà tuyển dụng một ấn tượng ban
đầu tốt đẹp về bạn. Bạn không nên chủ động bắt tay nhà tuyển dụng, mà chờ nhà
tuyển dụng chìa tay ra trước, rồi bạn mới bắt. Khi bắt tay, bạn cần siết chặt, nhưng
không quá chặt.
– Thái độ ứng xử của bạn phải luôn vui vẻ, hòa nhã, phải tỏ ra bạn hào hứng khi được
mời tham dự phỏng vấn, thể hiện sự trung thực, tích cực, nhiệt tình.
– Ngôn ngữ cơ thể của bạn cũng phải thể hiện sự tự tin. Tư thế ngồi, cách ngồi, dáng
người khi ngồi phải thật thoải mái, không khúm núm, căng thẳng, gò ép. Bạn hãy cố
gắng ngồi thẳng người và giữ phong thái riêng.
– Mỉm cười và duy trì sự tiếp xúc bằng ánh mắt. Chú ý đến việc giao tiếp bằng ánh
mắt. Hãy nhìn vào mắt nhà tuyển dụng. Đừng rụt rè, nhút nhát, tìm cách lẩn tránh
ánh mắt của nhà tuyển dụng. Có thể họ sẽ nghĩ bạn không thành thật hoặc đang tìm
cách giấu giếm một điều gì đó.
– Nhớ chính xác tên của nhà tuyển dụng và gọi họ bằng tên khi có thể.
Trên đây là những ấn tượng tốt đẹp đầu tiên không thể thiếu được! Hãy nhớ rằng,
trong phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu!




Viết một thư ứng tuyển

Thư ứng tuyển là một yếu tố bắt buộc trong hồ sơ tìm việc, nêu lên nguyện vọng
của ứng viên về vị trí mà họ đang nhắm đến. Nội dung thư ứng tuyển phải giới thiệu
được bản thân và quan trọng nhất là phải làm nổi bật được động cơ tại sao bạn chọn vị trí
làm việc này. Nói cụ thể hơn, thứ nhất thư ứng tuyển nên trình bày được những thông tin
cho thấy bản thân người ứng viên đã có những trải nghiệm liên quan đến vị trí công việc
hay những tố chất, kỹ năng nổi bật đáp ứng được yêu cầu công tác. Thứ hai, quan trọng
vô cùng là ứng viên phải nêu được động cơ ứng tuyển, ngôn từ không được quá phô
trương, làm quá mà cần sự chân thành, có lòng quyết tâm và sự gắn bó với nghề với vị trí
đang ứng tuyển. Những gì bạn trình bày trong thư ứng tuyển sẽ được minh chứng trong
CV chính vì vậy thư ứng tuyển cần lời nói thật chứ không phải lời nói dối để nâng giá trị
của bản thân lên. Đó là điểm lưu ý khi viết thư ứng tuyển
Thư ứng tuyển là loại giấy tờ đầu tiên của ứng viên mà công ty đọc, vì thế bạn phải
viết thật súc tích, rõ ràng nhưng đầy đủ thông tin quan trọng nhất về mình để thuyết phục
công ty xem tiếp bản lý lịch của bạn.
Một số yêu cầu cần có của thư ứng tuyển:
Về văn phong:
 Cần nhớ rằng cách hành văn trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa … đều khác
nhau do đó cần đảm bảo đúng văn phong của từng loại ngôn ngữ.
Nói chung về văn phong cần đảm bảo như sau:
 Bố cục hợp lý
 Viết câu đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
 Ngắn gọn, không lặp lại, không viết kiểu “bóng bẩy”
 Dùng tự ngữ thông dụng, không dùng từ trong văn nói hoặc từ địa phương
 Trình bày sạch, đẹp mắt
 Không có lỗi chính tả và ngữ pháp
Về nội dung cần chứa đủ 4 nội dung chính:
 Vị trí dự tuyển: nêu rõ công việc và vị trí dự tuyển mà bạn quan tâm
 Sự phù hợp với công việc: bạn cần chứng minh mình phù hợp với vị trí dự tuyển.
Các thông tin về trình độ chuyên môn, phẩm chất, kinh nghiệm và mục tiêu nghề
nghiệp được trình bày chi tiết ở sơ yếu lý lịch nên ở đây không lặp lại. Điều quan
26
trọng là cần chắt lọc các ý chính trong đó để nêu bật sự phù hợp của bạn trong
công việc.
 Khả năng đóng góp cho công ty: cần thể hiện những việc có thể đóng góp cho
công ty, càng cụ thể thì càng dễ tạo ấn tượng, tránh dùng các từ “đao to búa lớn”,
lời lẽ sáo rỗng hoặc chung chung vì sẽ làm công ty nghi ngờ sự trung thực của
bạn.
 Mong muốn được “đi tiếp”: bạn phải cám ơn đại diện công ty đã dành thời gian
đọc thư của bạn và đưa ra thông điệp để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn.
Hiện một số công ty yêu cầu ứng viên viết theo mẫu chung do họ quy định. Theo
đó, người ứng tuyển chỉ điền thông tin theo mẫu có sẵn một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Nội dung mẫu xin việc có sẵn nhìn chung không khác lắm so với bốn nội dung trên. Với
loại đơn này, bạn vẫn có cách tạo sự khác biệt và thể hiện sự sáng tạo thông qua một số
lưu ý sau:
 Bạn nên xin cho mình hai bản, một để viết nháp, bản còn lại sẽ được chép qua
sau khi đã chỉnh sửa cẩn thận. Như thế đơn của bạn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ
lẫn chất lượng thông tin.
 Bạn cần đọc cẩn thận một lượt tất cả nội dung thông tin yêu cầu, chú ý những chi
tiết nhỏ nhất có thể mang đến cho bạn lợi thế. Ví dụ đừng bỏ qua phần thông tin
bổ sung hoặc sở thích nếu có.
 Trả lời thông tin chính xác với câu hỏi của nhà tuyển dụng, viết ngắn gọn, không
lặp đi lặp lại dài dòng.
 Sau khi hoàn thành, hãy đọc lại lần cuối để kiểm tra lỗi chính tả và nội dung. Sau
đó hãy photo để giữ lại. Nó sẽ rất có ích trong buổi phỏng vấn bởi các công ty
thường hỏi kiểm tra hoặc hỏi sâu thêm về một số thông tin bạn đã cung cấp trong
đơn xin việc và sơ yếu lý lịch.




Viết một sơ yếu lý lịch

Trong hồ sơ xin việc bản sơ yếu lý lịch rất quan trọng như một sự quảng cáo, một
cơ hội để tiếp thị bản thân với những nhà tuyển dụng tiềm năng. Nó có thể giúp bạn trở
thành một ứng viên suất sắc nhất cho công việc. Bản sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên trong
quá trình tuyển dụng nên nó cần phải được hoàn thiện tốt.
Để có hình thức cho một CV ấn tượng nhà tuyển dụng, cần:
– Dùng nhiều từ chuyên ngành liên quan đến công việc trong CV
16
– Câu chữ trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, các mục quan trọng bạn nên để chữ
đứng, gạch chân hoặc in nghiêng để gây sự chú ý.
– Cỡ chữ để viết CV là 12, bạn có thể dùng font chữ Time New Roman hoặc Arial
– Trình bày hồ sơ trên hai trang giấy. Thông thường một hồ sơ không nên dài hơn hai
trang giấy, trừ phi bạn có nhiều ưu thế và kinh nghiệm thật sự nổi bật.
* Nội dung của một CV:
– Thông tin cá nhân: Mục này dễ viết nhất. Tuy nhiên, bạn lưu ý là phải ghi rõ số
điện thoại và địa chỉ e-mail bạn thường dùng nhất để nhà tuyển dụng có thể liên hệ
dễ dàng khi bạn trúng tuyển.
– Quá trình học của bạn: Trường Đại học, Cao Đẳng và các bằng cấp của bạn có liên
quan đến công việc
– Các kỹ năng của bạn đáp ứng được nhu cầu công việc: hãy tập trung vào các kỹ
năng cơ bản như Tiếng Anh, Tin học và các kỹ năng mềm mà bạn đặc biệt giỏi giúp
bạn đáp ứng được công việc.
– Mục kinh nghiệm: trong bản lý lịch của bạn là nơi nhà tuyển dụng tập trung sự chú
ý nhiều, hãy kể những công việc hoặc những dự án mà bạn đã từng làm khi còn là
sinh viên
– Sở thích: Bạn hãy nêu lên sở thích của bản thân mình. Đó là những sở thích cụ thể
của bạn như thích nghe nhạc, chơi thể thao… nhưng đừng đưa quá nhiều.
– Người tham khảo: Người tham khảo là người có ấn tượng và có thể đưa nhận
xét khách quan về bạn. Bạn hãy mô tả người tham khảo của bạn về họ tên, địa chỉ
mail, số điện thoại. Qua đó nhà tuyển dụng có thể liên lạc với họ khi cần thiết.
* Những việc nên tránh khi làm CV
– Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp đó là 2 thứ không thể nào chấp nhận đối với một CV
xin việc. Bạn phải kiểm tra phần này thật cẩn thận, nên đọc kỹ lại nhiều lần.
17
– Không nên sử dụng những từ địa phương, tiếng lóng trong CV
– Đừng để những lỗi do cẩu thả như: lem dấu cà phê lên hồ sơ hay in hồ sơ trên giấy
tiêu đề của công ty… làm hỏng bộ hồ sơ được chuẩn bị công phu của bạn
– Tránh viết tắt, đặc biệt là những từ không phổ biến và không được thừa nhận.
– Đừng ghi một địa chỉ email lạ như – cobedangyeu@hotmail.com bởi nó không có vẻ
chuyên nghiệp.
– Đừng che giấu cá tính của mình trong CV và đừng tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát, hãy mạnh
dạn trình bày trước nhà tuyển dụng những thành tích, kỹ năng và sự thông minh,
khéo léo của bạn. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thực sự thích hợp cho công
việc sắp tới của họ hay không. Trình bày chúng bằng những hiểu biết của bạn và
làm thế nào để đem lại lợi ích cho những gì họ muốn.
Ngoài những điều cần tránh trên chúng ta cũng cần lưu ý vài điểm sau:
– Hãy viết CV bằng tiếng Anh nếu bạn đủ tự tin về khả năng tiếng Anh của bạn và tất
nhiên khi phỏng vấn tuyển dụng bạn cũng sẽ chuẩn bị tinh thần phỏng vấn bằng
tiếng Anh.
– CV có thể viết dài hay ngắn tùy bạn, nhưng hầu hết những lời khuyên là hãy viết
trong một mặt trang giấy, nhà tuyển dụng hầu như đọc lướt qua nên đừng viết quá
dài.
– Nhà tuyển dụng sẽ thích những CV phá cách và khác biệt, tuy nhiên sự phù hợp
luôn là lời khuyên quan trọng. Những công việc đòi hỏi sự nghiêm túc thì hãy thiết
kế những CV chuẩn mực và cho thấy bạn chuyên nghiệp.




Tầm quan trọng của hồ sơ xin việc

Thật ra Hồ sơ tìm việc chỉ là tấm vé để bạn giớ thiệu cơ bản về bản thân bạn với nhà
tuyển dụng khi tất cả các ứng viên khác cũng có cơ hội ban đầu giống như bạn. Việc
chuẩn bị tốt một bộ hồ sơ tìm việc là một trong những cách tốt nhất để đón nhận những
cơ hội may mắn trên hành trình tìm việc của bạn.
Để thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm, bạn cần biết cách thể hiện bản
thân mình một cách phù hợp nhất. Phải thừa nhận rằng, chưa cần đợi đến buổi phỏng vấn,
chỉ riêng bộ hồ sơ đã giúp bạn tạo được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Và điều
này lại liên quan đến việc bạn có được mời phỏng vấn hay không?
Trên thực tế, nhà tuyển dụng có thể nhận được rất nhiều hồ sơ. Và họ chỉ quan tâm
đến những hồ sơ nào có nét khác biệt. Hồ sơ của bạn phải hết sức độc đáo, phải mang dấu
ấn cá nhân của bạn. Họ thường mất khoảng 14 giây đầu tiên để lướt qua toàn bộ bộ hồ sơ
xin việc của bạn. Cho nên, vấn đề bạn cần quan tâm ở đây là, phải làm sao để khi nhà
tuyển dụng mở hồ sơ của bạn ra, sau khi họ đọc vài dòng đầu tiên, họ phải cảm thấy
muốn đọc tiếp và ngay trong trí óc họ nảy ra ý nghĩ bạn phải là một ứng viên sáng giá mà
họ đang tìm kiếm.
Làm thế nào để chuẩn bị một bộ hồ sơ tìm việc làm một cách có hiệu quả nhất? Nói
chung, hãy chứng tỏ mình là một ứng viên phù hợp nhất cho vị trí công việc đang tuyển
dụng. Khi nhà tuyển dụng đọc hồ sơ, họ sẽ hiểu vì sao họ phải phỏng vấn bạn. Từ bộ hồ
sơ của bạn, họ sẽ tìm ra những câu hỏi để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn bạn. Chuẩn bị tốt
bộ hồ sơ tìm việc là hết sức cần thiết. Nhiều khi bạn có khả năng đáp ứng yêu cầu công
việc nhưng cơ hội không đến với bạn vì hồ sơ của bạn đã bị lọai ngay từ vòng sơ tuyển.
Tuy tất cả các mẫu biểu của hồ sơ xin việc đều có sẵn, nhưng viết đầy đủ các mục và tạo
được sự chú ý của người đọc không phải là điều đơn giản. Hồ sơ của bạn có thể bị loại vì
viết quá sơ sài hoặc chưa cẩn thận. Bạn cũng có thể bị loại vì hồ sơ tìm việc không nêu
được những kinh nghiệm và khả năng của bạn theo hướng đáp ứng yêu cầu của đơn vị
15
tuyển dụng: Người tuyển dụng không có đủ thông tin để hiểu đúng về bạn. Vì vậy, hãy
dành đủ thời gian để chuẩn bị tốt một bộ hồ sơ tìm việc.
Một bộ hồ sơ tìm việc đầy đủ cần có
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
– Curriculum Vitae (CV)
– Thư xin việc
– Giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng
– Bằng cấp
– Các chứng chỉ đào tạo khác
– Chứng minh thư công chứng
– Hộ khẩu công chứng
– Ảnh 3×4
Bạn cần làm bao nhiêu bộ hồ sơ là đủ?
Các bạn chỉ cần chuẩn bị 5 bộ hồ sơ gốc (có công chứng) là quá đủ rồi. Chỉ khi
được nhận vào làm thì bạn mới nộp hồ sơ gốc này. Ngoài ra, bạn làm thêm 5-10 bộ hồ sơ
photo, không công chứng. Một số công ty yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc khi đi phỏng
vấn mang theo một bộ hồ sơ thì bạn sẽ nộp hồ sơ không công chứng. Nếu bạn được nhận
vào làm chính thức thì mới cần bổ sung hồ sơ gốc.




Các việc sinh viên cần chuẩn bị trước khi tuyển dụng

Tìm hiểu ngành nghề và thị trường lao động
Tìm hiểu về những ngành nghề phù hợp là bước rất quan trọng đòi hỏi nhiều thời
gian và công sức, và thường bị bỏ qua. Bạn nên dành nhiều thời gian và công sức cho
bước này vì nó giúp tạo tiền đề cho bước kế tiếp và giúp bạn tự tin hơn trong định hướng
nghề nghiệp của mình. Đây là những cách cụ thể bạn có thể làm để tìm hiểu rõ một ngành
nghề. Việc đầu tiên là sinh viên phải thu thập những thông tin về các ngành nghề khác
nhau trong xã hội cũng như các yêu cầu đặt ra cho ngành nghề đó, có thể tìm hiểu ngành
nghề mà bạn định chọn bằng nhiều cách khác sau:
– Thông tin từ Internet: hãy vào các website nghề nghiệp và các diễn đàn nghề nghiệp
để có thông tin
– Đọc sách về ngành nghề bạn đang làm
– Hỏi những người thân về lĩnh vực bạn quan tâm bạn sẽ có những lời khuyên hữu ích
– Tham dự khóa học ngắn hạn bổ sung cho nghề nghiệp của mình
– Tham dự các ngày hội nghề nghiệp (Career Day)
– Xây dựng các mối quan hệ tích cực cho nghề nghiệp của bạn
Ngoài ra, các bạn còn có thể tham khảo thêm ở thầy cô giáo, bạn bè hay gia đình
cũng như các chuyên gia tư vấn hoặc sử dụng những bài test IQ và EQ, MBTI để xác
định được ưu và nhược của bản thân để biết được với đặc điểm tâm lý của bản thân thì
nghành nghề gì là thích hợp.
12
Lập kế hoạch nghề nghiệp cho tương lai
Bạn là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời và sự phát triển nghề nghiệp của mình,
tự định hướng tương lai, tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp cho chính bản thân mình.
Một kế hoạch nghề nghiệp thường bao gồm các mục tiêu sau:
– Mục tiêu về công việc sau 5 năm nữa bạn như thế nào? Về vị trí công việc, hình
ảnh, tài chính, những thành quả trong cuộc sống
– Để đạt được mục tiêu đó thì bạn sẽ đạt những mục tiêu nhỏ nào?
– Những công việc cụ thể trong từng mốc thời gian bạn phải hoàn thành để hoàn
thành các mục tiêu nhỏ
– Những ai có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu đó
– Những điểm yếu nào mình cần khắc phục trước mắt khi đạt mục tiêu
– Sau đó hãy viết một kế hoạch cụ thể chi tiết cho những việc làm trong 6 tháng tới.
Hoàn thiện bản thân
Sau khi có được những thông tin cần thiết, việc trau dồi kiến thức chuyên môn cũng
như bổ sung các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo… sẽ giúp
các bạn năng động hơn, nhạy bén hơn để khi ra trường hòa mình tốt vào công việc.
Tuy mới ra trường, dù chưa có kinh nghiệm, nhưng với những kiến thức nền tảng,
cùng vô vàn cơ hội rộng mở với mức lương xứng đáng và sự thoải mái về mặt thời gian,
những sinh viên mới ra trường sẽ không có một lý do nào mà không thể tìm kiếm được
một công việc. Sau đây là những điều cần chú ý đối với những người mới tốt nghiệp và
đang có nhu cầu tìm việc cần bổ sung:
– Kỹ năng mềm có liên quan đến công việc: Kỹ năng mềm của các ứng viên có liên
quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ.
Sinh viên có được kỹ năng qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành ở
trường và qua những việc làm part – time như là những kinh nghiệm liên quan rất
có giá trị. Tuy nhiên, rất nhiều sinh viên mới ra trường lại không quan tâm điều đó.
– Kiến thức nền: Nhà tuyển dụng quan tâm đến kiến thức nền tảng mà các sinh viên
tích luỹ được trong quá trình đào tạo ở trường đại học, từ các cơ quan, tổ chức họ đã
từng tham gia, các chứng chỉ, bằng cấp đã nhận… và tất nhiên chúng phải liên quan
đến vị trí mà ứng viên ứng tuyển.
– Sự nhiệt tình và thái độ tốt: Tham vọng tìm kiếm một công việc luôn là một trong
những yếu tố hàng đầu mà nhà tuyển dụng mong muốn ở các ứng viên. Bởi theo họ,
13
chính những tham vọng nghề nghiệp là lý do quan trọng để nhân viên của họ trở
thành một người cống hiến hết mình cho công việc.
Trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu có sự thay đổi liên tục của công nghệ,
của thị trường và của hoạt động kinh doanh, càng ngày người sử dụng lao động càng đòi
hỏi người lao động phải có những kỹ năng khác biệt, mới mẻ liên quan đến công việc
nhiều hơn. Việc bạn có đạt được bằng cấp cao ở trường đại học chưa đủ để bạn đáp ứng
những đòi hỏi của doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhiều kỹ
năng quan trọng khác mà nhà trường chưa hẳn đã trang bị đầy đủ cho bạn